Nhìn ra thế giới: Nghệ sỹ Trung Quốc và những câu chuyện giữ lửa đam mê nghệ thuật

Ông Gia Quang Nam là một bậc thầy vẽ tranh thuỷ mặc Trung Quốc, và đồng thời cũng là hiệu trưởng của Học viện Mỹ thuật Thiên Tân. Ông đã cống hiến rất nhiều tâm tư và dành rất nhiều thời gian cho sứ mệnh hồi sinh phong cách hội hoạ truyền thống gần như đã mất của Trung Quốc.

Là một bậc thầy hội hoạ, ông Gia đã khiến người xem phải kinh ngach với những bức tranh tinh xảo của mình. Năm 1992, tác phẩm “Mùa thu im lặng” của ông đã được đón nhận nhiệt liệt sau khi trưng bày tại Phòng trưng bày Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho người nghệ sỹ trẻ. Kể từ đó, sự nghiệp của ông Gia ngày càng đi lên. Những tác phẩm của ông được giới chuyên môn đánh giá cao vì đã mang kỹ thuật mogu truyền thống trở lại hội hoạ Trung Quốc đương đại. Ông trở thành hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Thiên Tân vào năm 2019.

Giấc mơ nghệ thuật của ông Gia bắt đầu từ khu vườn của bà ngoại ông, nằm ở vùng nông thôn của huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Tuổi thơ của ông phần lớn ở bên ông bà ngoại. Ông ngoại là một nghệ nhân dân gian làm đồ chơi từ đất sét. Có lẽ chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng nghệ thuật của ông Gia.

Trong 28 năm qua, ông Gia đã tìm kiếm tiếng nói của riêng mình trong những tác phẩm thuỷ mặc của Trung Quốc. Giống như khi còn trẻ, ông ấy luôn suy nghĩ về việc làm thế nào để sử dụng cọ vẽ của mình truyền tải những thông điệp trong trái tim mình.

Sau năm 1992, sức sáng tạo của ông Gia Quang Nam đạt đến đỉnh cao. Với các tác phẩm như “Sáng sớm bên dòng sông băng” năm 1994, “Gió phủ xanh” năm 1996, “Âm thanh của mùa thu” năm 2000 và “Mùi thơm của hoa” năm 2003, phong cách của ông đã thực sự trưởng thành.

Ngọc Anh