Nới room tín dụng và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống. Sau quyết định nới room này, dự kiến sẽ có thêm khoảng gần 200.000 tỉ đồng để cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc nới room tín dụng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.

Doanh nghiệp này được cấp hạn mức tín dụng ở hai ngân hàng tổng cộng gần 70 tỷ đồng, với lãi suất khoảng 7,6%/năm, là mức thấp so với mặt bằng chung khoảng 1%. Đây là lúc doanh nghiệp rất cần vốn cho mùa sản xuất cuối năm. Rất vui mừng với việc nới room ở thời điểm này, song ở thời điểm nước rút, doanh nghiệp mong muốn, các tiêu chí cho việc giải ngân cho vay cũng được nới ra.

Trước ý kiến lo ngại, nới room tín dụng sẽ giống như mồi lửa làm bùng lên cuộc đua tăng lãi suất huy động, từ đó làm tăng lãi suất cho vay, khó mà có vốn rẻ. Nhiều ngân hàng cho biết, ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ cộng sinh, vì vậy, để giữ chân khách vay khi room tín dụng được mở, các ngân hàng lựa chọn chia sẻ một phần lãi của mình. Vì chỉ khi khách hàng kinh doanh tốt, mới có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 10 đạt 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Việc kiểm soát room tín dụng, kiểm soát cung tiền của NHNN là rất cần thiết, nhất là với một nền kinh tế có tỷ lệ tín dụng/GDP cao như Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, nới room tác động không đáng kể đến lạm phát. Quyết định này là phù hợp trong bối cảnh áp lực bên ngoài về lạm phát, lãi suất và tỉ giá đã dịu bớt khá nhiều.

Trong văn bản NHNN vừa gửi các tổ chức tín dụng, mặc dù tỷ lệ phân bổ về từng ngân hàng chưa được công bố, nhưng về nguyên tắc, các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm các ngân hàng thương mại mới thực hiện việc cắt giảm lãi suất cho vay sẽ có lợi thế hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hạn chế những lĩnh vực rủi ro. 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Trương Tùng