Để thúc đẩy thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM với những điểm đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình gặp nhiều khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới đặt ra ngày càng nhiều vấn đề cấp thiết thuộc nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau, đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành, tập hợp đông đảo lực lượng khoa học công nghệ và nguồn vốn xã hội của cả nước.
Triển khai Khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới thực hiện trong 2 giai đoạn, đến nay cơ bản đạt mục tiêu đề ra như: trên 70% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên các tạp chí chuyên ngành; 100% các nhiệm vụ có kết quả được cơ quan chuyên môn hoặc các địa phương tiếp nhận, đưa vào thực tế xây dựng NTM. Hầu hết các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều có doanh nghiệp đầu tư; trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là đối với nhóm sản phẩm chủ lực các cấp. Với 97 quy trình sản xuất và công nghệ mới được chuyển giao, 208 mô hình trình diễn có hiệu quả cùng hàng nghìn trang thiết bị hỗ trợ của các dự án, Chương trình đã góp phần tăng năng suất cây trồng 30 - 35% đối với rau màu, 10 - 15% đối với lúa, tăng thu nhập của người dân tham gia dự án trên 25%. Tuy nhiên chương trình còn tồn tại một số khó khăn như: việc lồng ghép với các chương trình KHCN còn hạn chế; còn ít mô hình mang tỉnh tổng hợp, liên ngành, liên vùng để tạo ra hiệu quả đồng bộ trong phát triển nông thôn. Giai đoạn 2021 – 2025, 4 chỉ tiêu dự kiến đạt được của Chương trình khoa học công nghệ nông thôn mới là:(1) Bộ tài liệu về cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp được các cơ quan chức năng tham khảo, sử dụng trong quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới.(2) Các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; ít nhất 70% mô hình triển khai trong Chương trình được các địa phương tiếp tục nhân rộng.(3) Tối thiểu 80% mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được triển khai trong Chương trình có sự liên kết đa ngành, liên kết theo chuỗi giá trị và hợp tác công tư.(4) Tối thiểu 25% mô hình triển khai trong Chương trình được thực hiện ở các xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo, các địa phương chưa đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt được các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Để quý vị hiểu rõ hơn quá trình triển khai cũng như khó khăn thời gian qua, phóng viên của chúng tôi có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây nông thôn mới.
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết!
Thực hiện : Hà Lan