• 3629 lượt xem
  • 20:27 22/05/2022
  • Kinh tế

COP 26: Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần toàn để cải thiện môi trường

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, đã và đang có vô số nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc bà con nông dân sử dụng phân bón (đặc biệt là phân hoá học) không đúng cách, dẫn tới ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và có thể gây đột biến gen một số loại cây trồng, điều này doạ đến an toàn lương thực, thực phẩm cho con người.

NGÀNH TRỒNG TRỌT TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Mỗi năm, sản xuất nông nghiệp nước ta thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 quy đổi, chiếm trên 30% tổng lượng khí nhà kính toàn quốc. Trong đó gần 70% phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp đến từ các hoạt động trồng trọt.

Ông NGUYỄN NHƯ CƯỜNG– Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:Theo số liệu thống kê, sản xuất NN là nguồn tạo ra khí nhà kính lớn nhất, trong đó là 68% lượng phát thải khí nhà kính trong trồng trọt, trong đó chiếm đến 46% là từ hoạt động canh tác lúa nước...File 0001H6 (từ 50s): Nó có tác động làm nóng nhiệt độ của trái đất lên, điều này khi mà khí hậu toàn cầu tăng có hệ luỵ như băng tan, mực nước biển dâng, thứ 2 tạo ra những hiện tượng bất thường trong khí hậu, như hạn mặn...”

Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón có chứa nitơ và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng là tác nhân góp phần làm gia tăng phát thải khí nhà kính. Sự cần thiết phải cung cấp nitơ cho cây trồng là một trong những lý do chính người nông dân sử dụng phân bón. Tuy nhiên hầu hết các loại cây trồng chỉ sử dụng 50% lượng phân bón được dùng, phần thừa thường bị phân huỷ bởi vi sinh vật trong đất thành N2O – Loại khí nhà kính có tác động làm nóng gấp 300 lần CO2.

Ông NGUYỄN NHƯ CƯỜNG– Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:Hiện nay có một thực tế là chúng ta còn có quy mô sản xuất mah mún, nhỏ lẻ, nhiều hộ nông dân sản xuát theo thói quen tự phát, cộng thêm nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân còn hạn chế, nó sẽ dẫn tới thứ nhất khi người dân chưa nhận thức được về tác hại của khí nhà kính thì những hành động canh tác giảm phát thải khí nhà kính sẽ hạn chế, ko tuân theo nghiêm ngặt các phương pháp tiến bộ của các cơ quan chuyên môn.”

Với thói quen và kỹ thuật canh tác cũ, nông nghiệp đã và đang làm chết dần các hệ sinh thái trong đất. Theo các chuyên gia, nếu thực trạng này kéo dài, những hệ lụy đối với môi trường sẽ rất nghiêm trọng.

Trước những tác động tiêu cực của các loại khí nhà kính phát thải từ lĩnh vực trồng trọt, vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp và nông dân đã chủ động thay đổi tư duy trong trồng trọt. Họ hướng tới cách trồng trọt thuận tự nhiên và tuần hoàn. Với cách làm này, đất luôn được bồi đắp, nguồn dinh dưỡng vốn có trong đất dần phục hồi. Đây được xem là một trong những giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường vô cùng hữu hiệu.

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, NÔNG NGHIỆP TUẦN TOÀN ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Sau gần chục năm vất vả cải tạo đất và tái thiết hệ sinh thái bằng cách nhổ cỏ thủ công, ủ phân hữu cơ từ chính nguồn rau thừa có trong vườn để bón cho rau, trồng thêm các loại hoa và cây có tác dụng xua đuổi sâu bọ, …đặc biệt là nói không với các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Giờ đây, toàn bộ trang trại của Tuệ Viên đã được khoác lên một màu xanh tươi mát của nhiều loại rau, trái và một bầu không khí vô cùng trong lành.

Chị NGUYỄN THANH PHƯƠNG, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Tuệ Viên: "Về bản chất, hữu cơ là dựa vào hệ sinh thái và phải quay lại để tái thiết xây dựng hệ sinh thái. Chính vì vậy tất cả quy trình sản xuất của chúng tôi đều cố gắng tạo thành một vòng tròn khép kín và không tạo ra những chất thải, đầu ra của cải này sẽ là đầu vào của cái kia, không có cái gì bỏ đi cả. Rác là tài nguyên là chúng ta đặt không đúng chỗ, còn nếu đặt đúng chỗ thì nó trở thành tài nguyên…. Cùng với phát triển nông nghiệp hữu cơ, triển khai các mô hình nông nghiệp tuần hoàn cũng là giải pháp rất hữu hiệu để hạn chế phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.'

Thời gian qua gia đình ông Nguyễn Văn Luận đã áp dụng phương thức ủ phân hữu cơ, tận dụng từ phế phẩm của trồng trọt và chăn nuôi để bón cho vườn cây của gia đình. 

Ông NGUYỄN VĂN LUẬN, Tỉnh Hải Dương: Gia đình trồng 50 hốc măng/ 1 vụ thu được hơn 20 tấn bán trung bình 15k/1kg – 30triệu. Khi phân được qua ủ, khi mình vun cho cây măng, cây măng ăn vào sạch, không hoá chất, không ảnh hưởng đến sức khoẻ…”

Ông AN VĂN NÊN, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cao Thắng, tỉnh Hải Dương: “Việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn như thế này có những hiệu quả rất cao. Như môi trường nông thôn giờ rất sạch sẽ, thông thoáng…Và tiết kiệm chi phí sản xuất rất nhiều…” 

Những mô hình nông nghiệp hữu cơ như của Tuệ Viên hay mô hình nông nghiệp tuần hoàn của gia đình ông Luận giờ đây đang được nhân rộng trên cả nước. Đây là tiền đề quan trọng để ngành Nông nghiệp mở ra hướng đi mới, từ đó phát triển hiệu quả, bền vững.

Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:Phát triển nông nghiệp hữu cơ không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực của nó. Đây sẽ là hướng đi rất đúng đắn và tất yếu của các quốc gia sản xuất nông nghiệp là chính như Việt Nam. Đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường…”

Phải thừa nhận rằng, nông nghiệp hữu cơ nhằm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại, các vật tư đạt chuẩn. Mô hình này đang có xu hướng phát triển tại một số địa phương, tuy nhiên số lượng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để có thể nhân rộng mô hình này đồng thời phát triển bền vững, ổn định rất cần sự chung tay, góp sức của cả các địa phương và nhà sản xuất…

CẦN SỚM THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỂ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT HỮU CƠ VÀ TUẦN HOÀN

Đây là Hợp tác xã trồng rau quả hữu cơ Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Để có thể có được diện mạo như ngày hôm nay, 5 năm trước, hợp tác xã này phải thực hiện rất nhiều hoạt động mà khó khăn nhất là chứng minh được điều kiện sản xuất từ môi trường đất, môi trường nước đáp ứng được tiêu chuẩn. Mặc dù vậy nhưng suốt 5 năm qua, Hợp tác tác chưa từng được hưởng bất cứ cơ chế chính sách ưu đãi nào, đặc biệt là việc vay vốn ưu đãi. 

Bà LÊ THỊ HẢI QUỲNH, Giám đốc HTX Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: Tôi không biết đến các nguồn vốn ưu đãi nào. 5 năm qua tôi phải bán nhà, vay tiền bạn bè để có thể duy trì được đến ngày hôm nay.”

Không chỉ có vậy, theo các chuyên gia, hướng quy hoạch, nguồn nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ cũng là vấn đề cần phải bàn tới. 

Chị NGUYỄN THANH PHƯƠNG, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Tuệ Viên: Những đơn vị làm nông nghiệp hữu cơ rất vất vả, chính vì vậy nếu có được sự hỗ trợ của các cơ quan thì con đường mà chúng tôi đi sẽ bằng phẳng hơn một chút. Ngoài nguồn vốn ưu đãi chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật…”

Ông NGUYỄN NHƯ CƯỜNG– Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:Không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn. Đứng trước những khó khăn này, Bộ NN&PTNT đã có những chương trình cụ thể…Như là việc thực hiện tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết về công nghệ cao cho bà con nông dân…”

Có thể nói, xu hướng phát triển hữu cơ đang dần được quan tâm và phát triển tại Việt Nam. Định hướng đã có, chính sách đã ban hành, điều quan trọng là sự chung sức, chung lòng và triển khai đồng bộ của toàn hệ thống ngành nông nghiệp cùng sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng để phát triển nông nghiệp hữu cơ thực sự thiết thực, hiệu quả, từ đó góp phần đảm bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong quá trình canh tác, góp phần bảo vệ môi trường.