Quy định kịch bản đối với nhà làm phim nước ngoài dùng bối cảnh tại Việt Nam

Qua thảo luận quy định về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhiều ý kiến đại biểu thống nhất với phương án 1, để có thể sử dụng bối cảnh quay tại Việt Nam thì các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ cần cung cấp kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam mà không cần cung cấp kịch bản phim đầy đủ.

Theo một số đại biểu, nếu mong muốn có nhiều nhà làm phim trên thế giới đến với Việt Nam, quảng bá hình ảnh, con người, văn hoá Việt Nam thì các quy định cần có độ mở, thông thoáng nhất định. Với những quy định như dự thảo hiện nay, điều này sẽ làm hạn chế chính những mong muốn này. Do đó đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, chỉnh lý thêm.

Ông TRẦN VĂN LÂM - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang: “Quy định như dự thảo chúng ta làm quá chặt chẽ, chỉ cần yêu cầu cung cấp kịch bản tóm tăt, cảnh quay tại vn…chỉ cần không vi phạm các điều cấm theo quy định tại Điều 9…ko nhất thiết phải có thêm nhiều quy định như phải có thoả thuận hoặc hợp đồng với cơ sở điện ảnh Viêt Nam trong quá trình quay; hoặc việc cấp phép phải do bộ văn hoá cấp phép trong khi chúng ta đã phân quyền đến cấp tỉnh có thể; tại sao việc quay mấy  bối cảnh tại Việt Nam lại phải  đến tận Bộ Văn hoá cấp phép? Tôi đề nghị cân nhắc”

Bà NGUYỄN THỊ SỬU - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế: “Như các đại biểu đã phát biểu, tôi cũng thống nhất phương án 1, chỉ cần cung cấp kịch bản tóm tắt phim và nội dung phim sử dụng bối cạnh tại Việt Nam… trường hợp kịch bản phải sửa nhằm hạn chế các thủ tục hành chính, tránh làm nản lòng các nhà đầu tư—đề nghị rút ngắn thời gian hồ sơ xin cấp phép sửa đổi bổ sung kịch bản xuống 15 ngày, giảm bớt thời gian chờ đợi”

Trong khi đó, do lo ngại các vấn đề về an ninh, chính trị có thể xảy ra nếu như nới lỏng các quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc yêu cầu các nhà sản xuất làm phim nước ngoài phải cung cấp kịch bản phim đầy đủ là yêu cầu hoàn toàn có cơ sở.

Ông NGUYỄN VĂN HÙNG - Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch: “Quan điểm chúng tôi mong muốn có kịch bản toàn diện, vì sao lại như vậy? Khi chúng tôi nghiên cứu nền điện ảnh của  Trung Quốc, nền điện ảnh của Thái Lan họ yêu cầu bắt buộc làm kịch bản…chúng tôi băn khoăn, gần đây nhất là bộ phim Đồng cảm do Mỹ sản xuất, có cảnh quay ở Việt Nam, hình ảnh một ngừoi tham gia cuộc chiến, phân cảnh quay ở Việt Nam thì ko sai nhưng khi sang Mỹ thì bối cảnh Mỹ khác…ở Việt Nam không cho phép lưu hành ở Việt Nam — nếu chúng ta ko nắm đc kịch bản tổng thể, sau nay vấn đề an ninh chính trị ai sẽ chịu trách nhiệm?”

Như vâỵ cơ chế, yêu cầu hợp tác đầu tư, cung cấp dịch vụ cho sản xuất phim nước ngoài tại Việt Nam cần được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc quy định các chính sách mới, đặc thù để thu hút các nhà làm phim đến Việt Nam là cần thiết, nhưng cũng cần đảm bảo để không thể ảnh hưởng đến vấn đề an ninh chính trị như đã đề cập.
 

Nguyễn Duyên