Quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng có thành đẩy trách nhiệm cho chính người tiêu dùng?

Cũng trong phiên thảo luận sáng 26/5, quy định "kiểm tra hàng hóa là nghĩa vụ đối với người tiêu dùng" cũng được các đại biểu cho ý kiến, bởi việc quy định bắt buộc như dự thảo Luật sẽ là "tình tiết ràng buộc bất lợi" nếu không may xảy ra khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.

Kiểm tra hàng hóa, dịch vụ trước khi sử dụng là nghĩa vụ của người tiêu dùng và được quy định trong dự thảo Luật, tuy nhiên, đó là điều mà nhiều người thường bỏ qua bởi lý do rất đơn giản: dựa trên chính uy tín của nhà sản xuất cung cấp mà không cần phải kiểm tra trước khi quyết định có mua hay không và hệ quả, nếu hàng hóa, dịch vụ không đúng như quảng cáo, người tiêu dùng cũng dễ dàng bỏ qua.

Cho ý kiến việc về quy định "kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật", đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, đối với với dịch vụ chỉ khi sử dụng mới biết được chất lượng. Và nếu không thực hiện như quy định khi có tranh chấp xảy ra, lỗi đầu tiên sẽ thuộc về người tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc người tiêu dùng dễ dàng tin tưởng các sản phẩm hay thiếu kiểm tra sản phẩm trước khi mua hàng một phần cũng do việc việc quảng bá, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông qua các nền tảng số trong thời gian qua rất tràn lan và có dấu hiệu thổi phồng chất lượng, do đó đề nghị cần có quy định xử lý nghiêm.

Các đại biểu cũng cho rằng, việc bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra cần phải được quy định chặt chẽ trong dự thảo Luật, đồng thời đề nghị bổ sung quy định ràng buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có hàng hóa khuyết tật, sản phẩm bị lỗi thì phải bồi thường cho người tiêu dùng trong một thời gian nhất định.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!