Sổ tay người cao tuổi: Dinh dưỡng cho người cao tuổi khi mắc bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi. Ngoài những yếu tố do di truyền, tuối tác và môi trường tác động… thì chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân này cũng là nỗi lo của nhiều người hiện nay và họ tìm đến các cơ sở y tế để nhờ chuyên gia hướng dẫn cho mình phòng bệnh tăng huyết áp trong bữa hàng ngày.

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân thứ phát dễ dẫn đến mắc bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, như: thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hiện đang điều trị cho hàng chục bệnh nhân bị tăng huyết áp và tim mạch, trong đó một số bệnh nhân qua khai thác tiền sử cũng do những nguyên nhân này.

Điều trị bệnh tăng huyết áp cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý với thuốc hạ huyết áp sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được bệnh lý này. Huyết áp trung bình điều chỉnh đạt được là 130/80 mmHg hoặc thấp hơn tùy theo bệnh lý đi kèm và đặc điểm riêng của từng người.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và đưa ra, thực đơn hàng ngày cho người bệnh cao huyết áp cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Hàm lượng chất đạm: đảm bảo từ 0.8 - 1g protein trên mỗi kg cân nặng.
- Hàm lượng chất béo: đảm bảo từ 25 - 30g mỗi ngày, nên ưu tiên chất béo từ các nguồn dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu đậu phộng,...
- Hàm lượng muối ăn: bao gồm cả bột nêm, nước mắm, nước tương, bột ngọt (mỳ chính) tổng không quá 6g.
Thực đơn cho người cao huyết áp ở trên nếu áp dụng đúng chắc chắn sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Ngoài ra, mọi người đừng quên theo dõi huyết áp và thực hiện đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần để bác sỹ sàng lọc các nguyên nhân khác gây lên bệnh huyết áp, từ đó biện pháp điều trị kịp thời tránh được biến chứng nguy hiểm.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!