Sổ tay người cao tuổi: Rối loạn tiền đình - Những điều cần biết và cách phòng tránh

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc có xu hướng gia tăng, nhất là đối tượng lao động trí óc. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh như đau đầu; thiếu máu. Do vậy chỉ đi khám khi bệnh chuyển nặng. Vậy thực tế bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu và điều trị như thế nào hiệu quả?

35 tuổi nhưng chị Bùi Thị Oanh ở Quảng Ninh thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đầu óc quay cuồng, đi không vững, người nôn nao, nhất là khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng.. Đi khám ở nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ chẩn đoán có vấn đề về tiền đình nhưng không tìm được nguyên nhân. Suốt một năm, bệnh cứ đỡ rồi tái phát.

Được người quen mách bảo, chị lên khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.Sau khi thăm khám lâm sàng, thực hiện các bài kiểm tra toàn diện về hệ thống tiền đình, trong đó, có phương pháp đo ảnh động nhãn đồ (VNG). Một kỹ thuật quan trọng nhất để xác định chính xác nguyên nhân tổn thương tiền đình do ngoại biên (tai trong) hay trung ương (thần kinh). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn tiền đình ngoại biên do thạch nhĩ lạc chỗ ở cả hai bên tai. Bằng trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, sau một thời gian điều trị, bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh.

Hiện nay, bệnh thạch nhĩ lạc chỗ có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng ghế tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV). Máy được lập trình sẵn các góc quay theo giải phẫu của ống bán khuyên, sao cho dù thạch nhĩ bị lạc ở bất kỳ vị trí nào đều có thể đưa về vị trí cũ. Loại ghế tập này có thể dùng cho nhiều bệnh nhân, kể cả người có bệnh về xương khớp, cao tuổi. Đây là một trong những chiếc máy điều trị rối loạn tiền đình đầu tiên tại Việt Nam.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng mà nguyên nhân do khá nhiều bệnh gây ra. Thông thường với người lớn tuổi thì khả năng rối loạn tiền đình do rối loạn tuần hoàn não như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Một nguyên nhân nữa cũng hay gặp ở tuổi này là sự xuất hiện của các khối u trong hộp sọ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8… ước tính có khoảng 35% người trên 40 tuổi ghi nhận tình trạng rối loạn tiền đình và hiện nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh cũng tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não. Muốn được chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần phải được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh xem có hẹp động mạch cảnh hay không. Nhiều trường hợp phải chụp X quang cắt lớp điện toán có dựng hình hay chụp cộng hưởng từ để xác định có khối u trong sọhay mức độ hẹp động mạch cảnh để xem khả năng xử lý bằng phẫu thuật. Khi gặp các triệu trứng của bệnh rối loạn tiền đình người bệnh cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Để ngăn ngừa và hạn chế bệnh rối loạn tiền đình theo các bác sỹ n goài các loại thuốc làm tăng cường tuần hoàn đến não, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh và biết cách xử lý tạm thời khi đã lên cơn chóng mặt. 

Như Thảo