Sự kiện tên lửa rơi xuống Ba Lan đặt ra yêu cầu củng cố hệ thống phòng không của NATO

Ba Lan - một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO - từ lâu đã tăng cường khả năng phòng không nhưng vụ việc một tên lửa bay vào lãnh thổ nước này hôm 15/11 đã đặt ra yêu cầu về một lá chắn vững chắc cho vùng trời khu vực biên giới với Ukraine và cũng là biên giới phía đông của NATO.

Ngay sau vụ việc tên lửa vào ngôi làng Przewodow của Ba Lan gần biên giới Ukraine, khiến 2 người thiệt mạng, Đức đã đề xuất tăng cường kiểm soát và tuần tra trên bầu trời Ba Lan

Ông CHRISTIAN THIELS, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức: "Như một phản ứng ngay lập tức đối với sự kiện ở Ba Lan, chúng tôi sẽ đề nghị Ba Lan tăng cường lực lượng cảnh sát trên không bằng các cuộc tuần tra bằng máy bay chiến đấu trên không trong không phận của mình với các máy bay chiến đấu Eurofighter của Đức. Điều này có thể được thực hiện sớm nhất là vào ngày mai, nếu Ba Lan muốn.”

 Nhận thấy sự cần thiết phải trong việc củng cố hệ thống phòng không, vào tháng 10, nhiều thành viên NATO đã khởi động sáng kiến mua sắm chung các hệ thống phòng không, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3, hệ thống Patriot của Israel, hệ thống phòng không IRIS-T của Đức cùng nhiều hệ thống khác.

Ông CHRISTIAN THIELS, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức: "Như bạn đã biết, chúng tôi đã triển khai các hệ thống phòng không Patriot của mình ở Slovakia. Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht đã quyết định gia hạn sự hiện diện này ít nhất là đến cuối năm 2023. Và chúng tôi cũng đang xem xét liệu việc triển khai khả năng phòng không quan trọng này ở sườn phía đông của Liên minh ở Slovakia có thể được kéo dài hơn nữa hay

 Tổng thư ký NATO JENS STOLTENBERG: "Tâm điểm nỗ lực chính của chúng tôi trong những tháng qua là phòng không, đặc biệt kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt vào các thành phố của Ukraine vài tuần trước, và tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều đồng minh và đối tác cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến cho Ukraine."

 Ba Lan, cùng Estonia, Latvia và Litva cũng tăng cường năng lực phòng. Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống này còn chậm. Theo các nhà phân tích, thậm chí việc có nhiều hệ thống phòng không hơn nữa cũng không thể đảm bảo rằng một tên lửa “đi lạc” tương tự như tên lửa ngày 15-11 sẽ bị đánh chặn.