Hàng trăm dự án bất động sản lớn ngóng Chính phủ, Quốc hội

Tại phiên thảo luận về sửa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá tác động kỹ hơn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, đến thị trưởng bất động sản cũng như những nguy cơ tranh chấp về đất đai.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, việc 1 luật sửa 8 luật, trong đó có Luật đầu tư với những quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, sẽ khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tăng nguồn cung nhà ở thương mại cho người dân, góp phần giảm giá nhà, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. 
 
Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần đánh giá tác động kỹ hơn đến nguồn thu ngân sách nhà nước, đến thị trưởng bất động sản cũng như những nguy cơ tranh chấp về đất đai.
 
Cho ý kiến đối với Luật Đầu tư về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở), một số đại biểu cho rằng, việc sửa đổi cần bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, khả thi, tháo gỡ được các vướng mắc thực tế hiện nay. Đồng thời, bảo đảm quản lý chặt chẽ đất đai, phòng ngừa việc trục lợi chính sách; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
 
Bà Tạ Thị Yên - Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc hai khoản này vì đây là vấn đề lớn, thận trọng và cần phải tổng kết gắn với mục tiêu yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai... Đề nghị cân nhắc nội dung này!
 
Còn theo đại biểu Trần Văn Lâm, luật cần phải sửa sự mâu thuẫn lớn giữa điểm C khoản 1 điều 75 và Khoản 4 điều 29, vì khoản 4 điều 29 cho cho phép nhà đầu tư, nhà ở thương mại phải có được quyền sử dụng đất mới  được phép chấp thuận đầu tư dự án và được triển khai dự án nhà ở thương mại, nghĩa là đất nào cũng được và không phải qua đấu giá, đấu thầu. Tuy nhiên, với khoản 1 điều 75 khi chưa phải là đất ở thì cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi mục đích, mới được triển khai dự án.  
 
Ông Trần Văn Lâm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang: Theo luật chuyển là phải đấu thấu nhưng đây không phải đấu thầu... Các nhà đầu tư đang mong sửa được chỗ này… Hiện còn hơn 200 dự án đang ngóng đợi chỗ này. Đề nghị sửa luật thống nhất 2 điểm này với nhau. Chính phủ cần đánh giá tác động kỹ hơn đến nguồn thu ngân sách nhà nước và  thị trưởng bất động sản cũng như những nguy cơ tranh chấp về đất đai, ngoài ra cũng đánh giá kỹ lưỡng tránh trục lợi.
 
Đối với thủ tục chuyển mục đích sử dụng các loại đất thuộc dự án đầu tư mà không phải là đất ở, để bảo đảm sự kết nối với quy định của Luật Đầu tư, quy định khác của Luật Nhà ở và pháp luật về đất đai, bảo đảm sự minh bạch về thủ tục đầu tư..đề nghị làm  rõ các điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng, để được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, chấp thuận giá trị của văn bản thẩm định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
 
Mời Quý khán giả xem thêm các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại video!