Thiếu cơ sở vật chất phục vụ xét xử trực tuyến

Sáng 20/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, UBTVQH đã chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về kết quả của việc tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, khó khăn nhất là trang bị cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế.

Do đó, đề nghị Quốc hội phê duyệt các chương trình liên quan để ngành tòa án tiếp tục trang bị tốt hơn nữa cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Ngoài ra, việc nâng cao kỹ năng chuyên môn trong xét xử cho đội ngũ cũng là việc cần thực hiện.

Tranh luận thêm về vấn đề này, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nhấn mạnh phiên tòa trực tuyến là một nền tảng pháp lý bước đầu cho việc triển khai thực hiện tòa án điện tử. Tuy nhiên, việc xét xử trực tuyến là một phương thức mới, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định hoặc nếu có quy định cũng chưa đầy đủ dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong tổ chức triển khai.

 Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao có giải pháp trong thời gian tới như thế nào để việc triển khai phiên tòa trực tuyến được đồng bộ hơn?

Về hình thành phương thức tố tụng điện tử của tòa án điện tử, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, Nghị quyết 33 chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định các vụ án được đưa ra xét xử, về cơ bản Nghị quyết 33 chưa đặt ra câu chuyện phải có tố tụng trực tuyến ngay. Chánh án cho biết, các nước hình thành tòa án điện tử thì có luật riêng là Luật Tố tụng điện tử. Nghị quyết 33 mới là bước đi ban đầu nên Quốc hội cũng khá thận trọng để triển khai từng bước phương thức tố tụng điện tử.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam