Thiếu "nhạc trưởng" trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Phát triển nhanh, bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là chủ trương đã có từ lâu, tuy nhiên trên thực tế, mối liên kết giữa các địa phương chưa thực sự bền vững, chưa phát huy được cơ chế đặc thù mà Trung ương đã tạo điều kiện.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, những vướng mắc về cơ chế, tính pháp lý để xây dựng một “nhạc trưởng” làm “đầu tàu” chính là rào cản để vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể phát huy thế mạnh của vùng. 

Với cùng một lợi thế về cảng biển nhưng tại miền Trung, phía Bắc có cảng Chân Mây (thuộc Thừa Thiên Huế), phía Nam có cảng Liên Chiểu (thuộc Đà Nẵng), cách nhau khoảng 30km bởi đèo Hải Vân. Một số chuyên gia đang cho rằng, tư duy kinh tế địa phương đang lất át tư duy kinh tế vùng, khiến cho việc phối hợp phát triển giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn chưa đạt được kỳ vọng. 25”

Chủ trương phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm đã có hơn ¼ thế kỷ. Với sự quan tâm của Chính phủ, các địa phương miền Trung cũng đã cùng phối hợp với nhau nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở tính chất đồng thuận về nguyên tắc, còn việc triển khai cụ thể vẫn còn chưa được quan tâm sâu sắc.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Tài Chính 2023 vừa được tổ chức tại Đà Nẵng, các chuyên gia chỉ ra rằng, để phá bỏ tư duy kinh tế địa phương, việc hoàn thiện cơ chế là điều quan trọng. Nhưng hơn hết, miền Trung phải có một nhân tố đủ mạnh để đóng vai trò “nhạc trưởng”, tránh trường hợp “mạnh ai người nấy làm”.

Trong Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Quốc hội thông qua, xuất hiện cụm từ “Vùng kinh tế động lực” thay cho “vùng kinh tế trọng điểm”. Đây được xem là 1 điểm mới, là nền tảng pháp lý để từ đó Chính phủ sẽ xây dựng được 1 nhạc trưởng điều tiết việc phát triển vùng một cách hiệu quả.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Lê Quang