Tiêu điểm: Doanh nghiệp kêu cứu vì khung giá điện mặt trời, điện gió

Sau khi Biểu giá hỗ trợ (giá FIT) cho điện mặt trời, điện gió kết thúc vào năm 2020 và 2021, đến nay cơ chế giá mới cho các dự án vẫn chưa được các bên thống nhất. Việc chưa xác định được giá bán điện, đồng nghĩa với việc hàng trăm dự án đã xây lắp xong phải “chùm mền đắp chiếu”. Điều này cũng có nghĩa hàng trăm doanh nghiệp đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo Bộ Công Thương, hiện vẫn còn nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế nhưng không vào kịp thời hạn được hưởng biểu giá hỗ trợ (giá FIT). Trong đó, có 62 dự án điện gió, tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn vào nên chưa có giá bán điện. Ngoài ra, có 452MW đã xây lắp xong nhưng chưa xác định giá bán điện.

Việc chưa xác định được giá bán điện, đồng nghĩa với việc hàng trăm dự án đã xây lắp xong phải “chùm mền đắp chiếu”. Điều này cũng có nghĩa hàng trăm doanh nghiệp đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Từ thời điểm năm 2021 đến nay, đã có hàng chục đơn kiến nghị, kêu cứu của doanh nghiệp, hàng chục cuộc làm việc của các bộ ngành liên quan, nhưng những vướng mắc đến thời điêm hiện nay vẫn chưa được tháo gỡ.

Nhà máy này đã hoàn thành cách đây một năm với tổng công suất 300 MWh, với 81 trụ tuabin gió nhưng chưa biết khi nào khởi động bởi chưa có chính sách chuyển tiếp về giá. Việc tuabin đứng im, đồng nghĩa với việc dòng tiền của các doanh nghiệp này bị “đắp chiếu” và nợ thì vẫn phải trả, dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng về tài chính.

Tương tự với Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, có công suất 114 MWp, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, dù đã hoàn thành giai đoạn 2 trong quý 1/2022, nhưng vẫn không thể vận hành.

Các cuộc làm việc giữa cơ quan có thẩm quyền và các bên liên qua đã diễn ra, một số nghị định của Bộ Công thương cũng đã được ban hành..nhưng kết quả thì vẫn “dậm chân tại chỗ” doanh nghiệp vẫn rơi vào cảnh lao đao, các dự án vẫn “chùm mền, đắp chiếu”.

Trước thực trạng này, ngày 7/1/2023, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 21 ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Khung giá này sẽ là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thoả thuận giá phát điện theo quy định. Tuy nhiên, sau khi quyết định này được ban hành thì các doanh nghiệp lại không đồng tình với nhiều lý do.

Theo các doanh nghiệp, với mức giá trần mà Bộ Công thương quy định như trên thì doanh nghiệp đầu tư không thể có lãi và thu hồi vốn. Cụ thể, với mức giá cao nhất cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, tương đương 6,8 CEN. Trong khi, mỗi KW điện gió khi đầu tư đã mất khoảng 7 CEN vốn đầu tư.

Trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho biết khung giá đã được Bộ Công thương ban hành, các vấn đề vượt thẩm quyền thì EVN sẽ tiếp tục báo cáo Cục Điều tiết và Bộ Công thương để cùng tháo gỡ.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Anh Tuấn