Trước giờ bấm nút: Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộI

Sau khi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, qua quá trình tiếp thu ý kiến của đại biểu, lấy ý kiến chuyên gia, những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ dự án Luật, Dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 07 chương, 74 điều đã giảm xuống còn 06 chương và 92 điều (giảm 01 chương, tăng 18 điều).

Thời gian qua việc thực hiện dân chủ cơ sở đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Không chỉ chuyển biến về ý thức đạo đức, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn theo hướng gần dân, trọng dân mà cán bộ phải có trách nhiệm với dân. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định dân chủ đâu đó vẫn còn mang nặng tính hình thức, do đó, việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm để xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế để cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ và đã được Hiến pháp năm 2013 quy định.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra là Dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có những điểm mới gì so với quy định trong pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, nghị định của Chính Phủ? Các quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở… như thế nào?

Những băn khoăn, thắc mắc của cử tri nhân dân sẽ được các khách mời của Chương trình Trước giờ bấm nút giải đáp.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời:

1. Ông Ngô Sách Thực , Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2. Ông Tô Văn Tám – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
3. Ông Phan Trung Tuấn - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thùy Linh