Ứng phó như thế nào khi giá đầu vào ngành nông nghiệp tăng?

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 từ năm 2019, xung đột quân sự Nga - Ukraine từ đầu năm 2022 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và đẩy giá vật tư tăng cao; dẫn đến nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước tăng và làm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng.

Đại biểu đặt câu hỏi cho tư lệnh ngành liên quan đến giải pháp ổn định thị trường đầu vào đối với ngành nông nghiệp khi mà giá đầu vào gia tăng, khiến cho người nông dân gặp khó khăn, thậm chí phải bỏ ruộng vườn vì thua lỗ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Bà CHU THỊ HỒNG THÁI, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn: “Từ khi dịch Covid-19 đến nay giá cả các mặt hàng càng tăng phi mã. Đây rõ ràng là bài toán cấp thiết với ngành nông nghiệp mà khó có thể giải quyết ngay. Ngoài các giải pháp về kiểm soát giá mà Bộ Nông nghiệp đã đề ra tại báo cáo số 3561, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào trong thời gian tới để hỗ trợ giúp người nông dân thích ứng và ứng phó với tình hình này.”

Bà LÊ THỊ SONG AN, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An: “Phân bón tăng 200%, nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, thanh long không bán được, sản xuất không có lãi, diện tích thanh long phá bỏ, diện tích đất nông nghiệp bỏ ruộng, tư lệnh ngành có giải pháp gì về giá vật tư, nông nghiệp.”

Trả lời các vấn đề này, Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngay khi giá vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng, Bộ Nông nghiệp đã phối hợp cùng Bộ Công thương, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp liên quan tổ chức họp bàn, đưa ra một số giải pháp, trong đó có tiết giảm vật tư đầu vào.

Ông LÊ MINH HOAN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Ngoài ra căn cơ ở đây ngoài giá chúng ta giải quyết được 2 vấn đề tự chủ như Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng đã tự mình tuần hoàn phế phẩm trong nông nghiệp để thay thế 1 phần loại thức ăn, chế phẩm sinh học trong lĩnh vực phân, thuốc, thức ăn. Đây không chỉ là đối phó tình huống mà lâu dài để hữu cơ hóa, sinh học hóa nền nông nghiệp chăn nuôi.”

Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Đình Gia cho biết, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi là ngô tăng rất cao trong thời gian gần đây. Vấn đề này, đại biểu đã tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ Nông nghiệp chưa thỏa mãn so với kỳ vọng của đại biểu.

Ông TRẦN ĐÌNH GIA, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh: “Diện tích trồng ngô giảm liên tục từ năm 2015 đến nay. Ngô là cây sản xuất có lợi thế của Việt Nam. Người dân xác định trồng ngô là cây truyền thống, diện tích cao nhưng cả một khoảng thời gian rất dài không có chính sách phát triển trồng ngô làm nguyên liệu. băn khoăn trong việc điều hành quy hoạch sản xuất”.

Ông LÊ MINH HOAN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Chính phủ đã có chương trình hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi một phần đất lúa sang trồng ngô và chính sách hỗ trợ. Nghĩa là đã có chính sách nhưng thực tiễn cuộc sống, người nông dân sẽ cân nhắc một ngành hàng nào đó. Vai trò quy hoạch của Bộ Nông nghiệp dù không có lợi thế so sánh …Bộ đang xây dựng đề án tự chủ phần nào vật tư đầu vào trong đó có thức ăn chăn nuôi, ngô."

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cho rằng. Việc sử dụng các chế phẩm vật tư, thức ăn chăn nuôi hữu cơ cũng là một trong những giải pháp lâu dài cho ngành chăn nuôi. Điều này không chỉ đảm bảo tiết giảm chi phí đầu vào mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Huy Thái đặt câu hỏi, làm sao để việc sử dụng phân bón hữu cơ được triển khai rộng rãi tại các vùng miền.

Ông NGUYỄN HUY THÁI, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu: “Tăng cường phân bón hữu cơ, chủ yếu tập trung miền Bắc, Trung, Nam chưa sử dụng nhiều, tư lệnh ngành làm gì để phân hữu cơ sử dụng rộng, thay đổi tập quán sử dụng.”

LÊ MINH HOAN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Đúng là thay đổi tập quán khó, sự quan hệ giữa đại lý khắp ngõ ngách của ĐBSCL giống khế ước ngầm giữa người dân và đại lý, phải tổ chức lại ngành hàng, vào hợp tác xã, để có cơ quan tài phán, phân biệt giảm dần lên thuộc giữa vô cơ, hữu cơ, sinh học, gửi cho ĐBQH trong đó có nhiều mô hình.”

Theo Bộ Trưởng Bộ NN&PTNN, việc chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học, hữu cơ trong chăn nuôi, cây trồng sẽ góp phần tiết kiệm được 30-40% vật tư đầu vào. Đồng thời, Ngành Nông nghiệp đã thành lập Văn phòng điều phối 13 tỉnh, thành Đồng bằng Sông Cửu Long để có những giải pháp cùng bà con nông dân hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.