• 1274 lượt xem
  • 03:46 07/04/2022
  • Xã hội

Vì sao chuyên gia khuyến nghị mạnh mẽ tiêm vaccine phòng COVID -19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Theo Bộ Y tế, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID -19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 4. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, không ít người băn khoăn vì nhiều nguyên nhân. Vậy việc tiêm chủng vaccine COVID -19 cho nhóm trẻ này cần những lưu ý gì để chiến dịch tiêm chủng được an toàn và đảm bảo đúng tiến độ bao phủ vaccine.

Bộ Y tế cho biết, 2 loại vaccine là Vaccine Moderna và Vaccine Pfizer sẽ được sử dụng để tiêm cho trẻ. Cụ thể, đối với Vaccine Pfizer sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vaccine sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.  Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tuần.
Còn đối với Vaccine Moderna được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi, tiêm bắp, liều tiêm bằng ½ liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vaccine cho người lớn liều nhắc lại. Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần.

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với nhóm đối tượng là trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vacccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine nào khác. Đồng thời tỷ lệ phản ứng thông thường (như sốt, sưng đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vaccine này rất thấp, chưa nói đến phản ứng nặng.

Bác sĩ ĐỖ THIỆN HẢI: Trưởng khoa Nội (Truyền nhiễm), Trung Tâm Y Học Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới Trẻ Em, Bệnh viện Nhi Trung Ương 
“Chúng ta không nên lo lắng quá về việc em bé có phản ứng bởi vì thực ra trước khi đưa ra các khuyến cáo, kiến nghị tiêm phòng thì các Hội đồng tư vấn của BYT, và các hội đồng chuyên môn đã phải đánh giá những cái đó rồi, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và nguy cơ phản ứng có thể xảy ra”

 Đối với 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna dù ko còn xa lạ tuy nhiên với nhiều bậc phụ huynh còn lo lắng về những ảnh hưởng kéo dài của vaccine đối với trẻ như: Biến đổi gen, sức khoẻ sinh sản…. tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, vaccine được đưa vào cơ thể hoàn toàn không tích hợp với gene nên không để lại những di chứng dài.

TS. Bác sĩ PHẠM QUANG THÁI: Trưởng Đại diện Chương trình tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
“Khi chúng ta nói về vaccine thì đúng là chúng ta có nói về việc đưa vào di truyền của con virus đấy mục đích là để sản xuất ra gai của con virus này và từ gai đó thì sẽ tạo ra miễn dịch. Việc đưa vật liệu di truyền vào trong cơ thể, cơ thể sẽ sử dụng nó và những mrA theo thời gian, khoảng thời gian khá là ngắn sẽ tự tiêu huỷ khi nó xong nhiệm vụ của nó rồi và nó sẽ ko tích hợp với gene của người vì nó ko tích hợp với gene của người thì sẽ ko có vấn đề gì xảy ra.” 

PGS.TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN: Thứ trưởng Bộ Y tế
“Cho đến bây giờ, cơ bản đồng thuận ở phía các nhà khoa học thì cũng đã đồng thuận về việc nên tiêm mũi vắc xin cho các cháu từ 5 đến 11 tuổi và đây là cơ hội giúp cho các cháu đảm bảo an toàn khi mà đi học trở lại và đồng thời cũng là tạo miễn dịch ở cộng đồng rộgn hơn trong dân số việt nam….”

Thực tế cho thấy, người đã được tiêm vắc xin vẫn có thể tái nhiễm nhưng biểu hiện lâm sàng khi nhiễm, tái nhiễm hay các hậu quả để lại sau nhiễm virus cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với nhóm không được bảo vệ bằng vắc xin. Đó là giá trị bền vững của việc tiêm chủng phòng COVID -19 ngay cả với người lớn và trẻ em. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy cân nhắc, đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho con trẻ./.

Ngọc Tuấn