• 1378 lượt xem
  • 18:18 26/02/2023
  • Kinh tế

Việt Nam nên định giá carbon bao nhiêu USD?

Để giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hiệu quả nhất, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang lựa chọn công cụ định giá carbon. Bắt nhịp với xu hướng này, Việt Nam cũng đang trong quá trình tăng cường năng lực xây dựng các công cụ thị trường, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường carbon.

Vậy Việt Nam nên định giá bao nhiêu USD 1 tấn carbon để có thể tạo động lực cho các doanh nghiệp và người dân thay đổi tư duy trong quá trình sản xuất, trên cơ sở đó hướng tới mục thiêu giảm phát thải? 

Định giá carbon được xem là công cụ bảo vệ môi trường dựa trên cơ chế thị trường và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

So với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam khá cao, khoảng 0,35 kg CO2/1USD. Chính vì vậy để giảm thiểu phát thải Việt Nam cũng đang phải đẩy nhanh việc định giá Carbon. Theo lộ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2028 Việt Nam sẽ có thị trường carbon hoàn chỉnh. Vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay là định giá carbon như thế nào cho phù hợp?

Hiện mỗi quốc gia, khu vực lại có cơ chế định giá khác nhau. Châu Âu định giá sàn CO2 từ 76 USD/ tấn. Nhiều bang ở Mỹ chỉ định giá 30 USD/tấn. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển định giá dưới 25 USD/tấn. Trung Quốc - một trong những quốc gia phát thải carbon lớn, họ đã khởi động hệ thống giao dịch khí thải vào tháng 7/2021, sau gần 10 năm thí điểm. Giá mở cửa của Trung Quốc hiện chỉ 7,51 USD/tấn CO2.

Qua kinh nghiệm của các quốc gia đã vận hành thị trường carbon thành công, các chuyên gia khuyến nghị: Việt Nam nên mạnh dạn thí điểm ở mức nào đó phù hợp với điều kiện của Việt Nam rồi để thị trường điều chỉnh.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, Carbon cần được định giá trung bình là ít nhất 75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này để đạt được các mục tiêu về khí hậu trên thế giới. Do đó các chuyên gia khuyến nghị: Điều các quốc gia nên làm bây giờ là nghiên cứu cơ chế kết nối các thị trường carbon sẵn có lại với nhau, tạo ra một thị trường có tính ổn định cao hơn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!  

Kim Thanh