Tiêu điểm: Việt Nam và những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc thù, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, như: lũ lụt bất thường, hạn hán, nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ tăng cao. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là vấn đề sinh tử của không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn cầu. Việc Việt Nam tham gia cam kết tại COP26 là một bước ngoặt.

Tháng 12/2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Glasgow (Vương quốc Anh), Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050 cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010 cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất
cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố chung toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Ngay sau khi Hội nghị COP26 kết thúc, một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã được vạch ra. Đến nay, sau hơn 1 năm, những bước đi trong hành trình ấy đã, đang được triển khai trên mọi mặt, mọi lĩnh vực, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam để biến các cam kết quốc tế về khí hậu thành hiện thực.

Đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 là một cam kết mạnh mẽ đối với một quốc gia có trình độ phát triển như Việt Nam. Cam kết này mở ra những cơ hội chưa từng có cho chúng ta, song cũng tạo ra những thách thức không hề nhỏ tác động đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là vấn đề sinh tử của không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn cầu. Việc Việt Nam tham gia cam kết tại Cop26 là một bước ngoặt lịch sử trong chính sách ứng phó biến đổi khí hậu. Thế nhưng để đạt được các mục tiêu khí hậu đó, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ hơn nữa trong hành trình này đặc biệt là cần học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển để xây dựng kế hoạch hành động phù hợp, hiệu quả hơn.

 

Kim Thoa