Xác định đối tượng người tiêu dùng và phương thức giải quyết tranh chấp

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 2/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Nhiều đại biểu đã cho ý kiến về việc điều chỉnh phạm vi đối tượng là người tiêu dùng cũng như phương thức giải quyết tranh chấp khi có khiếu kiện xảy ra.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã khoanh vùng khái niệm người tiêu dùng theo hướng bỏ đối tượng “tổ chức” ra khỏi khái niệm người tiêu dùng để xác định chính xác người tiêu dùng là các cá nhân thực hiện giao dịch vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng nên giữ đối tượng “tổ chức” là người tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xử lý các vụ tranh chấp nhỏ, dành riêng cho người tiêu dùng. Việc sử dụng phương thức rút gọn cũng là một cách làm hay, khiến người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Hằng Nga