Băn khoăn thi lịch sử bắt buộc hay tự chọn?

Cần sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 là một trong những kiến nghị từ đoàn giám sát của UBTVQH sau đợt giám sát về đổi mới chương trình. Mới đây thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 1 số môn thi tốt nghiệp THPT, gồm có các môn thi bắt buộc và tự chọn. Cũng giống như những năm trước việc có thi lịch sử bắt buộc hay không tiếp tục trở thành 1 chủ đề nóng.

2 phương án môn thi bắt buộc được đưa ra gồm:

Toán, văn, ngoại ngữ hoặc toán, văn, ngoại ngữ và lịch sử .

Với khối lớp 11 – khối lớp đầu tiên học và thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT mới, các em học 7 môn bắt buộc và được tự lựa chọn 1 số môn học khác. Trước đó, môn học lịch sử được dư luận đặc biệt quan tâm và được quyết nghị trở thành môn học bắt buộc ngay trước thềm năm học mới. Vì vậy, đưa môn lịch sử vào thi bắt buộc cũng nhận được nhiều ủng hộ.

Dù không ngừng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, xong không thể phủ nhận 1 thực tế: phần nhiều học sinh có thi, thì mới học. Nếu không thi lịch sử, có lẽ việc bắt buộc học lịch sử cũng sẽ không phát huy nhiều tác dụng.

Việc kiểm tra, đánh giá là cần thiết, song không chỉ cần thiết trong một kì thi duy nhất. Rà soát kiến thức, đánh giá mức độ tiếp nhận của học sinh là điều cần làm xuyên suốt quá trình dạy và học. Kì thi tốt nghiệp THPT còn được xem như căn cứ tuyển sinh đại học, vì vậy cần có sự phân hóa, phân luồng và tính chất hướng nghiệp.

Một tín hiệu đáng mừng khi lịch sử được giảng dạy theo chương trình mới, nhiều học sinh đã cảm thấy hứng thú hơn với môn học này. Phải chăng chúng ta nên đặt niềm tin hơn vào lựa chọn của học sinh thay vì phải “bắt buộc” mới làm?

Trong buổi họp báo về phương án thi tốt nghiệp năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tổ chức thi đơn môn thay vì tổ hợp như hiện nay, trong đó một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. 

Đỗ Minh -

Ninh Tùng