Doanh nghiệp chờ đợi chính sách cơ chế điện mặt trời

Chính phủ đang xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Đây được xem là hành lang pháp lý cũng như là giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy đã và đang chờ đợi các cơ chế mới để phát triển nguồn điện năng này.

Theo quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Đối với doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà tạo ra lợi thế cạnh tranh khi các nước nhập khẩu yêu cầu phải chứng minh quy trình xanh hóa trong sản xuất. Với doanh nghiệp này, nguyên liệu sản xuất 100% từ bông, còn năng lượng chuyển dần sang điện mặt trời áp mái với công suất 3,4 MW từ cách đây 2 năm. Dù vậy, doanh nghiệp muốn mở rộng diện tích mái áp là điều không đơn giản.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khoảng 30-50% doanh nghiệp dệt may đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Số còn lại dừng triển khai từ cuối 2020 vì chưa có cơ chế tiếp nối sau khi chính sách khuyến khích trước đây hết hiệu lực.

Do đó, doanh nghiệp đề xuất các Bộ ban ngành sớm hoàn thiện bộ khung pháp lý hoàn chỉnh về các thủ tục liên quan nhằm khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động chuyển dịch sử dụng năng lượng tái tạo.

Nêu thực tế, thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã lắp điện mặt trời và phải lắp thêm hệ thống ngăn phát điện lên lưới của ngành điện khi lượng điện sản xuất không dùng hết. Điều này kéo theo sự lãng phí khi EVN thiếu điện, do vậy các chuyên gia đề xuất trong lần xây dựng chính sách mới này, Bộ Công Thương cần làm rõ trường hợp EVN thiếu điện thì các doanh nghiệp có được đẩy điện lên lưới hay không, nếu được thì EVN sẽ mua điện như thế nào để tránh lãng phí khi mùa hè nắng nóng đang diễn ra. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Diệu Huyền -

Công Kiên