Hạn chế ghi âm ghi hình và nguyên tắc xét xử công khai

Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) đã đưa ra quy định chặt chẽ hơn về việc ghi âm, ghi hình phiên toà. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thông tin không đầy đủ, không chính xác diễn biến phiên toà, chỉ thông tin các tình tiết nhằm định hướng dư luận là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xét xử, công tác tuyên truyền pháp luật, tuy nhiên cũng cần đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, quy định hiện hành đã khá chặt chẽ, không cần thiết phải “thắt chặt” hơn.

Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức diễn ra từ năm 2007, trải qua nhiều lần xét xử, kéo dài đến hơn 15 năm, gây bức xúc cho cả nguyên đơn lẫn bị đơn. Tại phiên xét xử sơ thẩm lần thứ ba, các bên đều mong muốn cơ quan báo chí theo dõi, ghi âm, ghi hình diễn biến phiên toà. Tuy nhiên chủ toạ phiên toà không đồng ý. 

Theo các luật Tố tụng hiện hành, Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) đang đưa ra quy định “hẹp hơn” các quy định hiện hành, đó là tại phiên toà chỉ được ghi âm, ghi hình trong thời gian khai mạc phiên tòa và tuyên án khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa.

Các đại biểu tán thành việc cần thiết quản lý chặt chẽ việc ghi âm, ghi hình tại phiên toà, nhưng cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai.

Theo báo cáo của Uỷ ban Tư pháp, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai; Thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án.

Mời quý vị dõi nội dung chi tiết!

Quang Anh -

Thế Anh -

Quang Sỹ -

Anh Đức