Ký ức 30/4 từ những chứng nhân lịch sử

Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Dinh độc lập, đặt dấu kết toàn thắng cho cuộc chiến đấu vì độc lập lập tự do, thống nhất đất nước của Việt Nam. Đã có rất nhiều tư liệu ghi lại thời điểm ấy. Trong đó, có những câu chuyện tiêu biểu của những chứng nhân. Họ đã có mặt ở đó, cùng chứng kiến, tham gia sự kiện và lưu giữ lại lịch sử bằng cách riêng của mình.

48 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những ký ức khó phai nhoà đã được lưu giữ lại chính là buổi phát thanh đặc biệt được thực hiện trực tiếp tại Đài Phát thanh Sài Gòn và buổi trưa ngày 30/4/1975.  

Một ngày cuối tháng 4/2023, ông Phạm Kỳ, bút danh Kỳ Nhân, cựu phóng viên hãng thông tấn AP trở lại Dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống Nhất. Dinh hôm nay đông đảo du khách thập phương đến thăm, có cả những em học sinh được các trường dẫn đến để tìm hiểu thêm về lịch sử.

Không khí hân hoan mừng ngày lễ lớn của dân tộc, khác xa lắm buổi sáng đầy biến động của ngày 30/4 48 năm trước.

Cùng di chuyển sang Đài Phát thanh Sài Gòn lúc đó, ký giả Phạm Kỳ chạy trên chiếc xe zeep được hãng thông tấn trang bị cho những chuyến tác nghiệp.

Bức ảnh này, được ông chụp tại phòng phát thanh trực tiếp của Đài Phát thanh Sài Gòn khi đó. Vào thời điểm ông Dương Văn Minh chính thức đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Bức ảnh ngay lập tức được hãng AP, và sau đó là rất nhiều hãng thông tấn báo chí nhanh chóng đăng tải. Bức ảnh được gọi là “Hình ảnh cho sự kết thúc của Việt Nam Cộng Hoà”.

Ngày hôm đó, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đang cùng gia đình lánh nạn ở trường tiểu học Tân Định, cạnh nhà thờ Tân Định, nay là trường THCS Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM. Qua chiếc radio, ông nghe trên Đài phát lên những âm thanh lạ, ông bắt đầu ghi âm lại vào cuốn bằng cassete mang theo.

Sau rất nhiều năm kể từ ngày 30/4/1975, ông vẫn lưu giữ những hiện vật xưa. Thỉnh thoảng mở ra và nghe lại…

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phương Thảo - Trí Dũng