Áp lực kinh tế gia tăng, tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia Châu Á ngày càng giảm

Hàng loạt quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm, đe dọa sự phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều người trẻ ngày càng sinh ít con, thậm chí không sinh con do nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ.

Sau hàng chục năm tăng mạnh, dân số Trung Quốc cuối năm 2023 là 1,409 tỷ người, giảm khoảng hai triệu người so với mốc 1,41175 tỷ người cuối năm 2022. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc năm qua cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1949. Đà suy giảm quy mô nhân khẩu học này được coi là hệ quả chính sách một con triển khai trong giai đoạn 1980-2015, cũng như triển vọng kinh tế ảm đạm.

Tỷ lệ sinh tại Nhật Bản cũng đã giảm năm thứ tám liên tiếp xuống mức thấp kỷ lục mới vào năm 2023. Số lượng em bé sinh ra đạt 758,631, giảm 5.1% so với một năm trước đó. Đây là con số thấp nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu cập nhật số liệu kể từ năm 1899.

Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc, vốn thấp nhất thế giới, cũng tiếp tục giảm đáng kể năm 2023. Số liệu cho thấy tỷ lệ sinh trung bình của một phụ nữ Hàn Quốc giảm từ mức 0,78 năm 2022 xuống mức thấp kỷ lục 0,72 năm 2023.

Người dân Hàn Quốc cho biết hỗ trợ tài chính từ chính phủ và môi trường làm việc tốt hơn để nuôi dạy con cái là rất quan trọng để tỷ lệ sinh ngừng giảm. Việc thiếu sự đảm bảo cho sự nghiệp của phụ nữ khi họ có con cũng góp phần dẫn đến tỷ lệ sinh ít hơn.
Pb 2 từ dưới lên

Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Hàn Quốc đã trở thành rủi ro hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế và hệ thống phúc lợi xã hội, bởi dân số 51 triệu người của Hàn Quốc có nguy cơ giảm một nửa vào cuối thế kỷ 21. Hàn Quốc đã chi hơn 270 tỷ USD cho công tác khuyến sinh từ năm 2006 tới nay nhưng không thể đảo ngược xu hướng. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam