Cắt điện nước công trình vi phạm tại thủ đô, có nên không?

Về quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trong dự thảo Luật thủ đô sửa đổi, ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét tính khả thi của quy định này.

Theo các đại biểu Quốc hội đây biện pháp không chỉ tác động đến tổ chức, cá nhân có công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi sai phạm, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của các công dân đang sinh sống, lao động tại các công trình, do đó, đề nghị cần cân nhắc nội dung này trong dự thảo luật.

Cùng quan điểm này, đại biểu Tráng A Dương điều này có thể ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức khác. Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự, nên cần được đánh giá thận trọng, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, đảm bảo an ninh trật tự công cộng.

Tranh luận về vấn đề này đại biểu Tô Văn Tám cho rằng với vị thế, vai trò đặc biệt của thủ đô, do đó, việc áp dụng biện pháp này là phù hợp.

Cũng có ý kiến cho rằng hiện nay các quy định pháp luật hiện hành không thiếu các biện pháp để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, gây ô nhiễm môi trường…như việc đình hoạt động. Do đó, đề nghị nghiên cứu để có thể áp dụng các quy định hiện hành, mà không cần thiết phải quy định thêm các hình thức cắt điện nước.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam