Chính phủ phải sớm đưa các quy định về xử lý nợ xấu vào Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 42 năm 2017, Quốc hội Khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hơn 380.200 tỷ đồng nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu được xác định. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nghị quyết vẫn còn nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể có nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh, nhiều đại biểu cũng đồng tình với việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 để xử lý nợ xấu, bởi khi nợ xấu được xử lý sẽ giúp khơi thông dòng tiền cho phát triển kinh tế. Song một số ý kiến cho rằng kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết số 42 chưa phát huy hiệu quả như áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án...Do vậy một số đại biểu đề nghị cần đánh giá về chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đôngg thời đề nghị Chính phủ đề xuất duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Ông TRẦN QUỐC TUẤN, Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: “Về tính hiệu quả của nghị quết 42, cần phân tích đánh giá làm rõ nguyên nhân nợ xấu đối với các lĩnh vực cho vay đầu tư  điển hình như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đầu tư giao thông BOT, BT.. cần có phòng ngừa từ sớm từ xa.” 

Cho rằng báo cáo của Ngân hàng nhà nước chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có hướng giải quyết những khó khăn này, một số đại biểu đề nghị nếu không khắc phục thì có thể dừng thời hạn thí điểm thực hiện nghị quyết.

Ông NGUYỄN VĂN QUẢNG, Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng: “ tôi cho rằng chúng ta cần xe xem kỹ việc kéo dài thực hiện tất cả nội dung của nghị quyết 42. rõ ràng chính phủ chỉ ra nhiều vướng mắc, quy định nghị quyết 42 k phù hợp, có bất cấp mà cho kéo dài có nghĩa chúng ta đồng ý cho thực heienj tiếp trong khi đó CP k có giải pháp. Có vướng mắc thì phải sửa chứ làm sao mà cho thực hiện tiếp được”

Trước một số ý kiến cho rằng cần ban hành Luật hoặc có khung khổ pháp lý cao hơn để xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Nghị quyết 42 chính là luật về xử lý nợ xấu. Tình huống đặc biệt nên Quốc hội mới ban hành Nghị quyết này. Về mặt nguyên tắc, các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết này chỉ áp dụng trong thời gian nhất định.

Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: “Không có luật riêng nào về xử lý nợ xấu nữa. Cũng không có khung nào nữa vì khung này là cao nhất rồi. Bây giờ Quốc hội quyết định cho phép kéo dài đến hết năm 2023, trong quá trình đó phải pháp điển hóa các quy định trình Quốc hội sửa đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng, chậm nhất là Kỳ họp đầu năm 2023 để khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, sang năm 2024 thì đã có Luật Các tổ chức tín dụng thay thế”.

Theo chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ công tác xử lý nợ xấu vừa qua có nhiều tiến bộ nhưng chưa hết khó khăn này đã có những khó khăn khác do tác động của đại dịch Covid - 19. Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài 2 năm toàn bộ quy định của Nghị quyết 42. Chủ tịch Quốc hội cho biết, phương án đang trình Quốc hội tại Kỳ họp này là kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023, tức là 1 năm 8 tháng, gần bằng thời gian Chính phủ đề nghị. Trong thời gian đó, phải sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, những cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu phải đưa vào Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) này mới là căn cơ, chứ không có việc ban hành một Luật riêng về xử lý nợ xấu, cũng không thể kéo dài mãi cơ chế đặc biệt, đặc thù đã quy định tại Nghị quyết 42 được.

Quang Sỹ