Chữ ký số chuyên dùng công vụ có thuộc bảo vệ bí mật nhà nước?

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 30/5, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Tranh luận với một số đại biểu về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Đoàn Kiên Giang) khẳng định chữ ký chuyên dùng công vụ không phải là lĩnh vực đặc thù thuộc phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước.

Tranh luận với một số đại biều về trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn cho rằng, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) về cơ bản đã hoàn tất quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, cụ thể là trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký chuyên dụng công vụ vẫn còn một số ý kiến khác nhau. Đại biểu cho biết, đối với quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dụng công vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất quan điểm cần phải phù hợp với chủ trương một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính.

Hơn nữa, chữ ký số chuyên dùng công vụ là loại chữ ký điện tử được sử dụng công khai trong giao dịch của cơ quan nhà nước. Việc cấp cho các cơ quan nhà nước chứng thư, chữ ký số chuyên dụng công vụ cho mục đích ký số thực chất đây là một hoạt động dịch vụ công phục vụ giao dịch của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, giao dịch điện tử hoạt động hằng ngày không thuộc phạm vi của nó chứa bí mật nhà nước.

Ngoài ra, chữ ký chuyên dùng công vụ được một số đại biểu đây là lĩnh vực đặc thù thuộc phạm vi bảo vật, bảo vệ bí mật nhà nước, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn khẳng định không phải là lĩnh vực đặc thù thuộc phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước.

Ngoài ra, một số đại biểu Quốc hội đề cập bổ sung một khoản về quy định trách nhiệm của Chính phủ vào Điều 27, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn cho biết, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ.