Tuyến tàu Cát Linh – Hà Đông: Sức khỏe, tính mạng của hành khách được mang ra diễn tập

Những ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin: “Sự cố với tàu Cát Linh - Hà Đông” trong hơn 30 phút tối 7/12 là tình huống diễn tập. Diễn tập để rút kinh nghiệm ứng phó với sự cố là cần thiết. Nhưng không lẽ mang tính mạng, sức khỏe của hành khách mà không được sự đồng ý của họ ra làm diễn tập ?

TÀU CÁT LINH - HÀ ĐÔNG BIẾN HÀNH KHÁCH THÀNH “CHUỘT BẠCH”

Những ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin: “Sự cố với tàu Cát Linh - Hà Đông” được kích hoạt trong hơn 30 phút tối 7/12 là tình huống diễn tập chứ không phải sự cố. Nhiều người bày tỏ hoài nghi về cơ sở pháp lý cho phép Metro Hà Nội tổ chức diễn tập sự cố bất ngờ, không báo trước cho hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông.

Đây là hình ảnh tàu trên cao đường sắt Cát Linh – Hà Đông tối 7/12, tàu đột đang di chuyển đột ngột dừng làm nhiều hành khách hoảng loạn, phải chạy ra ngoài như thế này. Trước thông tin này, nhiều người dân không khỏi lo lắng bởi rõ ràng mình bỏ tiền mua vé để di chuyển, nhưng lại phải bại bắt diễn tập.

Chị QUÁCH TỐ UYÊN - TP Hà Nội: 

Tôi thấy rất lo lắng, chẳng hạn người có bầu thì họ chạy kiểu gì, Rồi khi sự cố thật lại tưởng đang thử sẽ rất nguy hiểm, chưa nói thời gian đi làm mà test 30 phút thì trễ mất

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, chưa có cơ sở pháp lý cho phép Metro Hà Nội tổ chức diễn tập sự cố bất ngờ, không báo trước cho hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông; không thể mang người dân ra... "thí nghiệm".

LS TRẦN TUẤN ANH - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Trong luật đường sắt 2017 không có quy định pháp lý nào trừ khi là sự kiện bất khả kháng, sự cố thật thì mới được phép dừng tàu chứ không thể dùng hành khách để đưa ra thử nghiệm.

Việc bắt hành khách tham gia diễn tập mà không hề báo trước đối với tàu đường sắt đô thị có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, công việc, tinh thần, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của hành khách.

LS TRẦN TUẤN ANH - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Đơn vị vận tải phải bồi thường khi gây ra thiệt hại về tinh thần cũng như vật chất của hành khách, nhưng để chứng minh thiệt hại về tinh thần và vật chất sẽ rất khó để được đền bù.

Việc diễn tập không phải là sự kiện bất khả kháng, cũng không phải là tình thế cấp thiết, vậy khi xảy ra tai nạn hay hậu quả nghiêm trọng thì bên nào chịu trách nhiệm ? Nếu có ai đó phải chịu trách nhiệm thì chịu trách nhiệm thế nào và chịu đến đâu lại không có cơ sở pháp lý rõ ràng. Do đó, việc diễn tập như vừa xảy ra cần phải được dừng lại để giải quyết khắc phục lỗi về pháp lý trước khi xảy ra lỗi trên hiện trường dẫn đến hậu quả đáng tiếc.