Cơ chế đặc thù cho Khánh Hoà phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng

Bên cạnh vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng, lợi thế để bứt phá phát triển và thúc đẩy lan tỏa tích cực đến phát triển vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị yêu cầu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Khánh Hòa nhanh và bền vững, là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ông HÀ QUỐC TRỊ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa: “Cơ chế chính sách đặc thù với tỉnh Khánh Hòa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng và nghị quyết của Đảng. Ngày 28/1/2022, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 09 về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 

Trong đó, nghị quyết có nêu ra một số chủ trương giải pháp và giao cho một số cơ quan chức năng cụ thể hóa nghị quyết này thành các chương trình hành động cụ thể.  Bản thân cơ chế này cũng đã tạo ra bước đột phá về mặt cơ chế chính sách, thu hút nguồn nhân lực xã hội, thu hút các nhà đầu tư lớn vào Khánh Hoà, qua đó tạo ra bước phát triển mới trong thời gian tới.

Phát triển kinh tế vẫn phải đảm bảo về quốc phòng và an ninh, đây là yêu cầu đặt ra đối với công tác lãnh đạo của tỉnh thời gian qua. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết cơ chế này, có sự trao đổi báo cáo với các cơ quan chức năng xem xét, cho ý kiến, thẩm định về các chương trình… để các cơ chế đó không ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh.

Qua các quá trình tổ chức dự án đầu tư công, việc triển khai các dự án này đều chậm tiến độ. Một trong những nguyên dân dẫn đến việc chậm tiến độ là do giải phóng mặt bằng. Từ thực tế của các địa phương khác cũng như tỉnh Khánh Hoà, Chính phủ đưa nội dung này vào cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh để xin ý kiến Quốc hội. Đây là việc rất thiết thực để giải quyết các tiến độ dự án đầu tư công hiện nay."

Thanh Nga