Cơ chế đặc thù phát triển TP Cần Thơ: Lưu ý tác động xã hội và môi trường khi nạo vét luồng Định An – Cần Thơ

Việc xã hội hoá nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An – Sông Hậu và phát triển Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, là 2 chính sách riêng được đưa vào dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương này, nhằm phát huy lợi thế đặc thù của Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về khu liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đại biểu Trần Chí Cường, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng dẫn chứng thời gian gần đây việc ùn ứ xuất khẩu hàng nông sản thể hiện sự bị động, tạo khó khăn trong sản xuất nông sản, việc hình thành các trung tâm này sẽ tháo gỡ một phần việc phụ thuộc vào nước ngoài, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm.

Ông Trần Chí Cường - Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng: “Không chỉ với Cần Thơ, với đồng bằng sông Cửu Long hay các vùng trọng điểm khác trên cả nước, cần nghiên cứu và có chính sách hình thành trung tâm này, đồng thời có chính sách cho các doanh nghiệp tham gia vào các loại hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm.”

Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết có chính sách khuyến khích xã hội hóa nguồn lực trong thực hiện các dự án nạo vét luồng hàng hải nhằm thể chế hóa Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị, phát huy lợi thế đặc thù của Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do tính chất bồi lắng của khu vực này, cần đánh giá kỹ tác động nếu triển khai thực hiện lâu dài.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: “Tác động ngược của việc nạo vét đến việc làm thay đổi dòng chảy xói lở bờ sông chúng ta thấy nạo vét đã khó rồi đồng bằng sông cửu long nạo vét một thời gian ngắn đã bắt đầu phục hồi nhanh chóng. trong báo cáo đánh giá tác động cũng nêu rất rõ là nếu sau 3 tháng thì khả năng tái bồi lấp bồi lắng trở lại làm từ 0,2 đến 0,3 m và sau đó cứ 1 tháng nữa lên 0,1,m như vậy bình quân 1 năm gần như phục hồi trở lại cho nên là việc đó thì ngoài việc nạo vét tiền đó làm cho nếu mà tàu lớn thì nó làm cho sống hai bên bờ cũng có thể gây xói lở thêm nữa.”

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: “Về nạo vét thì cần phải ủng hộ nhưng phải tính kỹ là vì bùn cát lẫn tỷ lệ cáp nhỏ 30% còn bùn nhiều cho nên phải khác với việc nạo vét vùng khác đánh giá thì doanh nghiệp lỗ sẵn sàng không đưa ra những cơ chế nào để cho doanh nghiệp người ta vào mà nếu không nạo vét thì xin thưa các đồng chí không thể chuyển ra cảng là cảng biển được đâu mà nếu như vậy thì vô nghĩa cho cơ chế mà không làm được thì đấy cũng là việc cần phải quan tâm.”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin thêm: Trong quá trình thảo luận tại các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các băn khoăn về tác động môi trường, việc thu hồi và sử dụng sản phẩm sau nạo vét được Chính phủ giải trình thực hiện theo Nghị định 159. Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham gia thẩm tra. Bên cạnh đó, việc nạo vét luồng hàng hải Định An – Sông Hậu đã được đưa vào danh mục kêu gọi xã hội hoá từ lâu, nhưng do ở khu vực này khi thực hiện cải tạo luồng, sản phẩm nạo vét chủ yếu là bùn, không thu hút được nhà đầu tư. Do đó, cần có cơ chế ưu đãi cho việc nạo vét luồng hàng hải này trong dự thảo Nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Xác định ranh giới là cứ từ cửa Định An mà nạo vét vào bất cứ cảng nào của Cần Thơ thì đều được hỗ trợ bởi chính sách này, cho nên rõ về mục tiêu là vào cảng này. Tất cả hàng hoá về đồng bằng cả tứ giác Long Xuyên về bán đảo Cà Mau, thì đều qua cảng cái Cui này hết. Nếu nạo vét được cái này thì cả công suất đc có 2,3 triệu tấn thôi mà mục tiêu là mười mấy triệu tấn thì thực hiện cái này cũng giúp cho khu vực đồng bằng song Cửu Long nhiều trong tiêu thụ hàng hoá.“

Một số ý kiến cho rằng cần phân định các mức ưu đãi cho từng khu vực khác nhau, để khuyến khích đầu tư nạo vét ở các khu vực khó thực hiện.

Ông Cao Mạnh Linh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá: “Cần phân định các mức đầu tư để thu hút đâu tư nạo vét ở các khu vực khó khăn…”

Bên cạnh đó đề nghị, nếu Quốc hội ủng hộ dự án này, cần ghi rõ trong nghị quyết về trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư./.