• 1009 lượt xem
  • 16:24 29/10/2022
  • Xã hội

Cuốn sách tôi chọn: 1983 - Thế giới bên bờ vực thẳm

Thế giới chúng ta sống dường như luôn vận động, biến đổi và tiềm ẩn sự bất ổn. Và hòa bình là khao khát của toàn nhân loại. “1983- thế giới bên bờ vực thẳm” do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành một lần nữa cho ta thấy rõ sự bất ổn, căng thẳng cũng như khao khát hòa bình của nhân loại lớn như thế nào.

"1983 - Thế giới bên bờ vực thẳm" là cuốn sách tư liệu được dịch giả Lê Vũ Khánh dịch từ cuốn sách của một học giả người Anh. Cuốn sách này nói về một giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh lạnh với thế đối lập giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Độc giả có thể hình dung được cuốn sách rất hấp dẫn trong thế cài răng lược giữa một bên là các động thái của Liên Xô và một bên là hành động của Hoa Kỳ. Tôi lấy ví dụ như một bên là chiến dịch RYAN của Liên Xô và một bên là chiến dịch "Chiến tranh giữa các vì sao".

May mắn thay trong thời điểm ngặt nghèo đó, Liên Xô có một sỹ quan phụ trách về báo cáo thông tin. Anh tên là Petrov. Bằng nhãn quan của mình, anh ta đã không cảnh báo đến những nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô về một cuộc tấn công của Hoa Kỳ, mặc dù những báo động trên các thiết bị điện tử đã rất rõ ràng về cuộc tấn công đó. Thông tin này không được Liên Xô công bố. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ thì người ta đến nhà anh Petrov thấy một quả địa cầu có chữ ký của Koffi Annan rằng "Kính tặng Stanislav Petrov - Người đã cứu cả thế giới khỏi thảm hoạ hạt nhân.

Cuộc chiến tranh lạnh có một sự tham gia rất lớn của một hệ thống điệp viên của cả hai phe Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa. Những điệp viên này góp phần không nhỏ đến những động thái của hai bên cũng như diễn biến của chiến tranh lạnh. Đặc biệt từ năm 1983, khi mà thế giới đã đứng trên bờ vực thẳm thì đội ngũ này càng đóng vai trò cao hơn. Ví dụ, có những điệp viên đã làm cho KGB lật lại làm cho MI-6. Ngược lại có những điệp viên của CIA lại làm việc lại cho KGB. Đó là những điệp viên quan trọng nhất của các bên trong cuộc chiến tranh lạnh này và họ đã góp phần thúc đẩy quá trình chiến tranh lạnh kết thúc trong sự hòa giải giữa hai bên.

Khi Gorbachev lên nắm chính quyền thì tất cả mọi động thái giữa Liên Xô và Mỹ dần dần được kéo lại lẫn nhau bởi vì cuộc gặp gỡ giữa hai người cao nhất của hai chính phủ Liên Xô - Hoa Kỳ có tới bốn cuộc gặp thượng đỉnh ... và kết thúc lần thứ tư ngay ở quảng trường đỏ. Khi mà hai nhà lãnh đạo cùng nghe thấy tiếng chuông của nhà thờ trên Quảng trường đỏ và nhìn những lá cờ của Liên Xô và Hoa Kỳ tung bay bên nhau, lúc đó hai người biết rằng từ đây cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc.


Hạnh Thủy