Cuốn sách tôi chọn: Những câu chuyện kể từ “Bếp ấm của mẹ”

Được tái bản nhiều lần, “Bếp ấm của mẹ” thực sự là cuốn sách được bạn đọc trân quý, Không chỉ lưu giữ những món ăn, những câu chuyện về một thời khó quên của lịch sử, cuốn sách còn là tâm nguyện của nhà quay phim Đỗ Phương Thảo về việc truyền lại ký ức văn hóa cho các thế hệ sau. Sách do NXB Trẻ ấn hành. Xin mời quý vị và các bạn cùng đến với cuốn sách qua sự chia sẻ của họa sỹ Lê Thiết Cương.

Tên cuốn sách là “Bếp ấm của mẹ” nhưng đây không phải là cuốn sách nói về công thức nấu ăn. Bởi nếu như vậy thì có lẽ cũng không cần thiết phải có thêm một cuốn sách về các món ăn của Hà Nội nữa. “Bếp ấm của mẹ” là qua các món ăn, như cơm hàng ngày, cỗ bàn trong ngày lễ tết, ngày giỗ chạp hay những món bánh của Hà Nội dưới cái nhìn của một người phụ nữ - chủ gia đình để nói tới, bàn tới cái gia phong của nếp nhà, nếp phố, đặc biệt là nếp phố cổ Hà Nội.

Bạn đọc sẽ gặp ở phần giữa cuốn sách về sự tinh tế của Hà Nội: Ví dụ Hà Nội không trồng được cây trám, không có quá trám nhưng khi quả trám về đến Hả Nội, Hà Nội thêm cho nó một phần nhỏ thôi 5 phần trăm sự khó tính, kỹ lưỡng, tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội thì trám trở thành một món ăn. Trước đây, trám chỉ để trám nuối hoặc luộc lên chấm muối vừng. Hoặc ví dụ Hà Nội không nuôi được con rươi, thế nhưng chỉ khi con rươi về Hà Nội thì nó tinh tế hơn rất nhiều. Trở lại chuyện này, nếu chỉ nói về món ăn thì chán lắm, mà điều quan trọng cuốn sách đã mở ra câu chuyện về con người Hà Nội một thời. Và như vậy món ăn đâu chỉ là món ăn, món ăn là văn hóa. Thông qua đấy người ta thấy được văn hoá của một thời chưa xa đâu nhưng cũng phải thừa nhận rằng ngày hôm nay nó đang mai một đi rất nhiều, điều đó cũng thật đáng tiếc. 

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Hạnh Thủy -

Minh Quốc