Đề nghị người tiêu dùng được trả lại hàng hoá nếu không đúng như quảng cáo

Cho ý kiến về Dự thảo Luật bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (Sửa đổi) chiều 5/4, các đại biểu thống nhất cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đó là phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

Nêu thực trạng, các hành vi sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm bẩn như “trồng rau hai luống, lợn hai chuồng”, tình trạng bơm nước, tạp chất vào thịt, cá, tôm để đưa đi tiêu thụ khiến nhiều người tiêu dùng là công nhân, học sinh khu công nghiệp, trường học đã đã bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn…

Đại biểu Phạm Đình Thanh nhấn mạnh, những hành vi này nếu được phát hiện, ngăn chặn từ sớm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển thì những sản phẩm hàng hóa này sẽ không đến tay người tiêu dùng, vậy cần phải quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức trong việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cũng cho rằng, trước tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng vẫn còn phổ biến nên Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định quyền được trả lại sản phẩm để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các hội cần phải được nâng cao cũng như hỗ trợ tiềm lực để tạo động lực cho các tổ chức này tham gia vào việc khởi kiện, chủ động khởi kiện hoặc đại diện cho người tiêu dùng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam