Để người dân sống dựa vào di sản

Từ lâu, vùng đệm là khu vực được thiết lập nhằm bảo vệ di sản thế giới khỏi các tác động tiêu cực. Ở một cách tiếp cận khác, vùng đệm cũng được kỳ vọng mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng dân cư bản địa, qua đó giúp họ chung tay bảo vệ di sản cũng như tạo sinh kế. Ghi nhận tại Thừa Thiên Huế.

Ông Hoàng Quyết là người dân địa phương, từng làm bảo vệ tại lăng Gia Long hơn 25 năm trời. Dù đã về hưu, nhưng ông vẫn có nguyện vọng được tham gia bảo vệ di tích cũng như hướng dẫn cho du khách để có thêm sinh kế. Đây cũng là mong muốn của nhiều người dân sống tại vùng đệm di sản. Bởi không ai có thể gìn giữ, bảo vệ và kể những câu chuyện về di sản thú vị hơn những người dân bản địa.

Tại hội thảo quốc tế do tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại học Waseda Nhật Bản tổ chức, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc quan tâm đến cộng đồng người dân sống tại vùng đệm di sản cần được chú trọng hơn. Người dân là yếu tố không thể tách rời với di sản. Các cảnh quan nhân tạo như: ruộng, vườn… của người dân có thể được giữ lại nếu hài hòa và làm đẹp thêm cho di sản. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu xây dựng các tour du lịch cộng đồng mà ở đó cộng đồng người dân vùng đệm di sản được trực tiếp tham gia đón khách.

Đưa di sản gần hơn với cộng đồng là quan điểm của UNESCO luôn chú trọng. Và trong quy hoạch  bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc quan tâm đến cộng đồng dân cư vùng đệm cần được tính đến để người dân có thể sống dựa vào di sản… 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Tiểu Bảo -

Đào Bảo