• 1100 lượt xem
  • 19:46 29/03/2022
  • Kinh tế

Diễn đàn kinh tế: Cấp bù lãi suất - Cánh cửa giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Cấp bù lãi suất là một trong những giải pháp trong gói chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm phục hồi kinh tế hậu đại dịch đã được Quốc hội thông qua. Vấn đề hiện nay là thực thi chính sách sao cho hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro. Bởi bài học khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009 vẫn đang hiện hữu.

Cấp bù lãi suất xưa và nay

Cách đây gần 13 năm, tháng 9/2008, Ngân hàng Lehman Brothers Mỹ tuyên bố phá sản với khoản nợ lên tới 619 tỉ USD. Vụ sụp đổ chấn động thị trường này đã gây ra khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, tạo hiệu ứng domino trên toàn cầu, kéo theo nhiều quốc gia khác vào vòng xoáy tiền tệ, trong đó có Việt Nam.

Một trong những chính sách tài khóa tiền tệ đáng chú ý được thực thi thời điểm đó là gói hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị gói hỗ trợ lên đến 17.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt gần 420.000 tỷ đồng với khoảng 78.000 doanh nghiệp. Các gói kích thích này giúp đất nước vượt qua khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP cả năm 2009 là 5,2%, là một trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương năm 2009.

Trong bối cảnh năm 2022, chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch cũng sẽ sử dụng một công cụ tương tự như 2009. Cụ thể, ngay trong những ngày đầu năm, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 có nội dung thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, tối đa 40 nghìn tỷ đồng. Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng này tương ứng với 1 triệu tỷ đồng vốn rẻ mỗi năm sẽ được bơm ra nền kinh tế, tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng trả nợ trong các ngành: hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, siết dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Hiện Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định về việc thực thi gói cấp bù lãi suất 2% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng động lực phát triển, sau khó khăn do dịch Covid-19. Dự kiến gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng sẽ được triển khai ngay trong quý I/2022.

Doanh nghiệp mong chờ tiếp cận vốn rẻ

Có nhiều chỉ báo cho thấy bức tranh kinh tế 2022 sẽ khởi sắc. Các hoạt động kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường, nhu cầu tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vì vậy cũng ngày càng trở nên cấp thiết. Cộng đồng doanh nghiệp đang sốt ruột mong đợi gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng sớm đi vào cuộc sống. 

Là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, nhu cầu vốn lớn, biết được thông tin Quốc hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%, đại diện doanh nghiệp này rất mừng bởi đây là cơ hội tiếp cận nguồn tiền ngân hàng với lãi suất thấp hơn. Nhẩm tính, nếu vay 100 tỷ với lãi suất 8%/năm như hiện nay, thì với chính sách mới, doanh nghiệp sẽ tiết giảm được khoảng 2 tỷ, số tiền không nhỏ trong lúc phải cân đo từng đồng như hiện nay.

Ông TRƯƠNG VIỆT ĐỒNG, Giám đốc kinh doanh Công ty Đầu tư Hạ tầng Thái An: 'Giảm được khoảng 2 tỷ như thế thì cũng nhiều mình để chi trả lương cho nhân viên rồi thì tiết giảm giá sản phẩm chio đối tác thì mình cũng bán được nhiều hàng hơn.”

Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi Nghị quyết 43 của Quốc hội được ban hành, hiện cộng đồng doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang rất chờ mong chính sách cấp bù lãi suất được triển khai. Điều kiện vay thế nào, đối tượng vay ra sao là câu hỏi được  doanh nghiệp quan tâm. Thậm chí nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo lắng vì không biết mình có đủ điều kiện được tiếp cận vốn rẻ hay không.

Ông TRƯƠNG VIỆT ĐỒNG, Giám đốc kinh doanh Công ty Đầu tư Hạ tầng Thái An: "“Trong thời buổi đại dịch thì các doanh nghiệp đều gặp khó khăn thì khó khăn lớn nhất là khó khăn tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, các tiêu chí cho vay của ngân hàng thì rất là khó thứ nhất là tài sản đảm bảo thứ 2 là vấn đề về có lãi trong 2 năm liên tiếp, là ưu tiên của ngân hàng. Thứ 3 là nợ xấu thì những năm dịch bệnh đương nhiên là doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thậm chí là lỗ cho nên các khoản vay trước của ngân hàng sẽ bị nợ xấu, nhảy nhóm, thì sẽ rất ảnh hưởng đến doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn”

Ông LÊ THÀNH CÔNG, Công ty TNH Rapido Việt Nam: "Tín hiệu mừng cho doanh nghiệp, tôi rất hy vọng ngân hang sẽ giải ngân sớm để chính sách sớm đi vào thực thi và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng không cần phải ngoại giao hay quan hệ gì…”

Dự kiến, mỗi năm có khoảng 20 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất được tung ra, tương đương với khoảng 1 triệu tỷ đồng được giảm lãi suất thêm 2%. Để nguồn vốn này tạo đà phục hồi, thì cần phải sớm được khởi động. Nếu quá trình xây dựng Nghị định tiếp tục kéo dài, thì đã gần hết nửa năm tài chính của doanh nghiệp. 

Tránh vết xe đổ trong cấp bù lãi suất

Ngân hàng nhà nước sẽ trình Chính phủ thủ tục rút gọn để Nghị định có hiệu lực ngay sau khi ban hành, thay vì tối thiểu phải sau 45 ngày ký văn bản mới có hiệu lực như quy định thông thường. Còn một số ý kiến cho rằng, để hướng dòng vốn rẻ vào đúng mục tiêu thì việc xét duyệt theo cách truyền thống sẽ không hiệu quả và cần thay đổi.  Mời quí vị khán giả tiếp tục theo dõi ý kiến của một số chuyên gia khác về vấn đề này.

Phó Giáo Sư. TS ĐINH TRỌNG THỊNH, Chuyên gia Kinh tế: “Chính sách này sẽ được đưa lên các trang website của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp sẽ là những người trực tiếp tìm hiểu và biết được rằng mình có nằm trong diện được hưởng gói hỗ trợ hay không và nếu được hưởng thì cần phải làm những gì

Ông CẤN VĂN LỰC, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Chương trình lần này đã được bàn thảo, thiết kế tương đối kỹ. Tôi nghĩ nếu được triển khai minh bạch, công tâm thì chắc chắn thành công, tất nhiên, ko loại trừ 1 vài sai sót nhỏ do thực hiện cấp bách”. 

TS NGÔ DUY NGỌ, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao: Trước kia dòng vốn có tình trạng chảy không đúng chỗ, trục lợi chính sách, chảy vào bất động sản…”

Sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008 và gói hỗ trợ tiền tệ năm 2009 được bơm ra thì thị trường bất động sản bước vào giai đoạn sôi động và bùng nổ kéo dài từ 2009 đến 2010. Nhìn lại giai đoạn đó, nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng, sự bùng nổ của bất động sản thời kỳ đó có lý do từ việc một phần vốn bơm ra từ gói hỗ trợ lãi suất đã bị rò rỉ sang thị trường bất động sản.

Gói cấp bù lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết, nhưng để thành công thì cần rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, đó là lựa chọn đối tượng một cách cụ thể để hỗ trợ gắn với tái cơ cấu, không nên làm đại trà để tránh thị trường tài chính bị méo mó, nợ xấu tăng.. Dự kiến gói cấp bù lãi suất sẽ được cho vay thông qua cả các Ngân hàng thương mại tư nhân chứ không chỉ gói gọn ở 4 ngân hàng có vốn nhà nước lớn. 

Để tiếp tục thảo luận sâu hơn về vấn đề này, trong chương trình Diễn đàn kinh tế lần này có sự tham gia của

Ông HOÀNG VĂN CƯỜNG, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách 

Ông VÕ TRÍ THÀNH, Chuyên gia Kinh tế

Ông TÔ HOÀI NAM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Xin mời quý vị theo dõi chương trình. 

Thùy Trang