Diễn đàn kinh tế: Thách thức điều hành chính sách tỷ giá và các sách tiền tệ

USD – đồng tiền được sử dụng trong hầu hết giao dịch quốc tế đang ở mức cao chưa từng thấy trong 20 năm so với các đồng tiền khác trên thế giới. Điều này chắc chắn có tác động mạnh tới nhiều nền kinh tế và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy này. Vậy rủi ro tỷ giá đang len lỏi và hiện hữu như thế nào với các doanh nghiệp? Thách thức trong công tác điều hành tỷ giá được nhìn nhận ra sao?

Chưa năm nào thế giới lại chứng kiến các đồng ngoại tệ giảm mạnh so với đồng USD như năm nay. Đồng USD đã tăng giá xấp xỉ 11% so với đầu năm, đẩy nhiều đồng tiền khác giảm sâu. Biến động nhiều nhất phải kể đến đồng Yen (Nhật Bản) rơikhoảng 20%, tiếp theo là đồng euro giảm 12%. Nhiều đồng tiền khác như GBP (bảng Anh), THB (bạt Thái), Won (Hàn Quốc) cũng đồng loạt giảm hơn 10%.Hàng loạt đồng tiền lớn khác cũng giao dịch ở mức thấp kỷ lục.

Đồng USD mạnh lên, kết quả sau 4 lần Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tăng lãi suất, vào tháng 3, tháng 5, tháng 6 và 28/7 vừa qua.Mặc dù trong vài phiên giao dịch gần đây, "đồng bạc xanh" đã rời khỏi mức đỉnh của 20 năm qua. Tuy nhiên vẫn đang dao động ở quanh mức cao nhất lịch sử, điều này tạo ra những lo ngại nhất định về một tác động lan tỏa tới kinh tế thế giới nói chung, vốn đang gặp không ít thách thức trong ứng phó lạm phát, thu hút đầu tư và áp lực nợ.

Có thể thấy sự tăng giá của đồng USD so với hầu hết các đồng ngoại tệ khác trên thế giới. Ví dụ như tính trong 6 tháng đầu năm, đồng Euro, Bảng Anh; Bath Thái… trong khi đó đồng VND giảm 1,8%. Mức giảm khá thấp so với các đồng tiền khác. Ông bà đánh giá về những nguyên nhân khiến cho tỷ giá có những diễn biến như vậy?

Diễn biến thực tế, tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 2% trong 6 tháng đầu năm và tiếp tục có tín hiệu tăng thêm, nhất là giai đoạn cuối năm. Diễn biến tỷ giá như vậygây thiệt hại với các doanh nghiệp, nếu kéo dài nó sẽ gây những hệ luỵ về vĩ mô như thế nào? 

Biến động tỷ giá trên thị trường thế giới đã ngay lập tức tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo tài chính quý II của doanh nghiệp niêm yết vừa công bố đã chứng kiến những khoản lỗ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng do biến động tỷ giá.

Tại Công ty CP Dược thảo Thiên Phúc, những chiếc lọ thuỷ tinh như thế này được nhập khẩu từ nước ngoài, các hợp đồng nhập khẩu đều thanh toán bằng USD. Mỗi lần doanh nghiệp sẽ nhập khoảng 100 nghìn chiếc. Nếu như đầu năm, với 1 lô hàng nhập khẩu lọ thuỷ tinh, doanh nghiệp sẽ phải trả khoảng 670 – 700 triệu. Thì hiện nay, khi đồng USD đắt kỷ lục, số tiền phải trả cho cùng lô hàng đó lên tới hơn 800 triệu.  

Bà NGUYỄN THỊ HỒNG, Giám đốc Công ty cổ phần dược thảo Thiên Phúc: “Bên cạnh đó, hiện nay toàn bộ cước vận tải quốc tế tính bằng USD. Điều này có nghĩa giá USD cứ đắt thêm 2%, thì doanh nghiệp cũng sẽ phải trả chi phí tăng lên đúng 2% đó, bất kể giá cước container là bao nhiêu.”

Ông TRẦN VĂN ĐỨC, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre (BEINCO): “Còn theo Báo cáo Tài chính của nhiều doanh nghiệp niêm yết, tính riêng quý II/2022, có không ít doanh nghiệp Việt lao đao với biến động tỷ giá. Đơn cử như tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) đã lỗ 1.090 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá (sau khi trừ khoản lãi chênh lệch tỷ giá được hạch toán trong kỳ). Hay như Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) - doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc - đã lỗ tỷ giá 135 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty.”

Chúng ta cũng đã từng trải qua một thời gian tỷ giá căng thẳng những năm đầu thập nhiên 2010, khi đó, chúng ta đã có những giải pháp điều hành như thế nào?. Còn bà có đánh giá như thế nào về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong giai đoạn này?

Trong 7 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam đang ở mức thặng dư 764 triệu USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,83 tỷ USD. Ông bà có đánh giá như thế nào về biến động của tỷ giá trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn đang nhập siêu?

 Yếu tố quyết định tỷ giá giữa 2 đồng tiền là do chênh lệch về sức mua và cán cân thương mại của hai quốc gia tuy nhiên hiện nay có thể nói yếu tố quyết định tỷ giá lại do sự dịch chuyển của dòng vốn. Theo ông bà yếu tố này có tác động như thế nào trong bối cảnh thế giới hiện tại và tại Việt Nam?

Đồng USD mạnh lên sau 4 lần tăng lãi suất liên tiếp đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, theo nhận định của các tổ chức và báo chí quốc tế, trong ASEAN, tiền đồng Việt Nam có mức biến động tỷ giá ít nhất so với đồng USD.Tiền đồng Việt Nam, tính đến hôm nay chỉ mất giá khoảng 2,3% so với USD. Ngay cả đồng tiền mạnh như euro trước đây giá cao hơn khá nhiều so với USD nhưng cũng đã mất giá khá mạnh và hiện giờ giá hai đồng tiền này xấp xỉ nhau.

Mức giảm giá VND khoảng 2% so với VND được cho là khá thấp so với mức giảm của các đồng tiền khác trên thế giới và trong khu vực. Điểu này có được là do một phần không nhỏ từ cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. 

Ông PHẠM CHÍ QUANG, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước: “Do USD tăng giá rất lớn nên hầu hết các đồng tiền cơ sở trên thế giới và đặc biệt các đồng tiền trong khu vực Asian đều mất giá. Với bối cảnh mất giá của các đồng tiền khác như thế là những đối tác có mối quan hệ thương mại đầu tư rất lớn với Việt Nam, chúng tôi đã duy trì và kiểm soát được đồng Việt Nam rất ổn định. Và cho đến nay đồng Việt Nam mất giá rất nhẹ.”

Theo các chuyên gia, việc NHNN sử dụng đồng bộ, linh hoạt công cụ từ dữ trữ ngoại hối và hút tiền đồng qua thị trường mở để tác động lên thanh khoản tiền đồng trong hệ thống, đã góp phần kiềm chế áp lực lên tỷ giá thời gian qua.

Ông VÕ TRÍ THÀNH, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia: “Chúng ta giữ mức ổn định tương đối của tỷ giá. Tỷ giá Việt Nam hiện nay có 2 cái thuận là áp lực lạm phát Mỹ đang cao hơn lạm phát thế giới. Đây là lần đầu tiên lạm phát Mỹ cao hơn lạm phát Việt Nam rất nhiều. Cái thứ 2 cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam tương đối ổn. Cái thứ 3 tỷ giá còn do sự can thiệp của NHTW. Dự trữ của ta khá là ổn so với rất nhiều nước.”

Ông CẤN VĂN LỰC, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia: “Cơ bản chúng ta quản lý tỷ giá tương đối tốt cung cầu ngoại tệ tương đối ổn cho nên Việt Nam đồng chúng ta chỉ mất giá với Đô la Mỹ khoảng 2% trong khi đó các nước thì có thể mất giá 13 đến 14%”

Xét từ nhiều khía cạnh, tỷ giá USD/VND mặc dù chịu áp lực nhất định từ các yếu tố bên ngoài nhưng các yếu tố hỗ trợ như cán cân thanh toán thặng dư, nguồn vốn FDI vẫn tăng mạnh trong nửa đầu năm thêm vào đó là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào ở mức hơn 100 tỷ USD, chuyên gia dự báo tỷ giá có khả năng tăng từ 2,5% đến 3% trong năm nay.

 Nguồn dự trữ ngoại tệ Quốc gia hiện nay đang ở mức 110 tỷ USD. Ông bà có đánh giá như thế nào về quy mô của nguồn dự trữ ngoại tệ Quốc gia hiện nay trong việc điều tiết tỷ giá USD/VND? Dự trữ ngoại tệ của VN có đảm bảo để chúng ta chống chọi được các áp lực ngày càng lớn về tỷ giá từ bên ngoài? Ông/bà dự báo tỷ giá cuối năm 2022 sẽ ra sao?

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang dần giảm sự phụ thuộc vào đồng USD bằng nhiều cách. Việt Nam cũng là một quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào biến động đồng USD khá lớn. Ông/bà có đề xuất gì để giảm thiểu sự phụ thuộc này?

Có nhiều sản phẩm trên thị trường giao dịch ngoại tệ được thiết kế nhằm giảm rủi ro của biến động tỷ giá như các hợp đồng quyền chọn, các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Ông bà có đánh giá như thế nào về việc sử dụng những công cụ tài chính này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu sự biến động của tỷ giá?

Việc FED tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD lên giá so với hầu hết đồng tiền khác, trong đó có VNĐ. Từ đó, tạo sức ép lớn hơn lên tỉ giá USD/VNĐ. Không khó để nhận ra thị trường ngoại hối đang chịu áp lực từ nhiều phía.Tỷ giá ổn định sẽ góp phần rất lớn trong ổn định kinh tế vĩ mô, giúp doanh nghiệp hưởng lợi. Mức biến động tỷ giá hiện nay có thể khiến doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp vay nợ nước ngoài chưa bị ảnh hưởng lớn. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên chủ động điều chỉnh giảm tỷ giá sâu hơn để hỗ trợ xuất khẩu, vì Việt Nam là một quốc gia xuất siêu. 

Thùy Trang