Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn về mặt pháp luật

Tại cuộc Tọa đàm do Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức sáng 9/9, về dự thảo Luật Căn cước, vấn đề được các đại biểu tiếp tục quan tâm là: liệu có nên đổi tên luật thành "Luật Căn cước" như Chính phủ trình; hay giữ là Luật Căn cước công dân.

Đây là dự án Luật đã nhận được 151 lượt ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 5; được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua. Qua tổng kết, có 2 loại ý kiến về đổi tên Luật và tên Thẻ Căn cước công dân. Đây cũng vẫn là vấn đề còn có ý kiến khác nhau tại buổi Tọa đàm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cần giải trình tường minh, phân tích rất khách quan cả ưu điểm và hạn chế của 2 phương án.

Giải trình về vấn đề này, đại diện Bộ Công an khẳng định tên gọi Luật Căn cước mang tính khoa học, dễ thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện đúng bản chất của công tác quản lý căn cước là nhằm xác định rõ danh tính con người, quản lý xã hội 1 cách đầy đủ, toàn diện.

Thường trực Ủy ban QP&AN nhất trí với việc đổi tên thành Luật Căn cước sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật. Qua rà soát cho thấy, không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Khắc Phục -

Sỹ Cường