Gác khó khăn riêng, giáo viên vùng cao bền bỉ bám trường

Khu vực miền núi, đặc biệt là khu vực biên giới vẫn luôn được biết đến như khu vực gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Giáo dục tại đây đối mặt với thiếu thốn nhiều mặt như thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị, khó khăn về điều kiện đi lại,... nên không dễ để thu hút giáo viên. Thế nhưng cũng có những thầy cô thầm lặng hi sinh, nỗ lực vượt khó cả về điều kiện giảng dạy.

Đến với vùng cao Hà Giang vào một ngày giá lạnh, ở khu vực Thượng Phùng lộng gió, chúng tôi bị ngợp bởi cái rét buốt ở đây. Còn với các giáo viên đã bám điểm trường hơn 10 năm, họ đã quen với cái rét thấm vào da thịt, quen với địa hình quanh co, đường núi gập ghềnh. Những chuyến xe máy vượt qua đường đất để chở thực phẩm về cho học sinh, mua nhu yếu phẩm cá nhân như thế này là chuyện thường ngày với cô Dinh.

Vì đặc thù công tác, hầu hết giáo viên vùng cao thường ở nội trú tại trường như vậy. Có những giáo viên cùng nên duyên vợ chồng, rồi lại cùng gắn bó với mảnh đất địa đầu tổ quốc để mang con chữ cho học sinh. Nhưng vì điều kiện thiếu thốn, các gia đình đều chỉ ở nửa căn phòng, ngăn cách bằng 1 vài tấm ghi-đô, 1 vài chiếc tủ nhựa như này.

Ngoài những thiếu thốn hiển hiện trong công việc như trang thiết bị, phương tiện dạy học, điều kiện tập huấn thì đời sống riêng của những giáo viên vùng cao cũng không ít những khó khăn. Các thầy cô phải nén xuống những nỗi niềm riêng tư để bám nghề, bám trường, vì học sinh và cũng là vì an sinh, an ninh của nơi phên giậu tổ quốc.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Như Huỳnh