Già làng – Cây đại thụ của buôn làng

Khắp các buôn làng Tây Nguyên, đi đâu chúng ta cũng bắt gặp những nét văn hoá độc đáo của cư dân bản địa. Mỗi buôn làng tại đây đều có một già làng. Họ như những cây đại thụ giữa buôn làng, là điểm tựa của bà con trong các hoạt động đời sống xã hội và văn hoá.

Đến gặp già làng Y Brí Niê ở buôn Sứt Mđưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk, dù đã 83 tuổi, ông vẫn rất minh mẫn, hoạt bát. Được truyền lại chức vụ già làng từ người cha vợ, hơn 30 năm qua, ông Y Brí đã giúp nhiều người dân không nghe lời kẻ xấu. Buôn Sứt Mđưng là nơi có nhiều đối tượng xấu dụ dỗ bà con gây rối an ninh trật tự.

Ở Tây Nguyên, già làng do người dân bầu nên, đa số là đàn ông. Từ xa xưa, già làng là thủ lĩnh của một tộc người hay đại diện cho một dòng họ của một tộc người nào đó hoặc kế thừa “cha truyền, con nối”. Già làng thường là người lớn tuổi, có tiếng nói và uy tín, hay đứng ra giải quyết mâu thuẫn và tham gia các công việc trong buôn làng.

Tây Nguyên hiện có hơn 3.700 già làng, họ như những biểu tượng văn hoá giữa buôn làng. Xa xưa, già làng có quyền toàn trị, chủ yếu duy trì phong tục tập quán, tín ngưỡng, luật tục. Ngày nay, họ vẫn rất quan trọng, là cánh tay nối dài của chính quyền trong tuyên truyền chính sách, pháp luật, đi đầu trong thực hiện các chủ trương, giữ gìn bản sắc văn hoá, góp phần ổn định đời sống và an ninh buôn làng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!