Giám sát toàn diện: Chật vật chuyện đào tạo tiến sĩ

Quy mô đào tạo sau đại học ở nước ta rất thấp và có xu hướng giảm nhiều trong những năm qua. Năm 2021 chỉ xấp xỉ 12 ngàn nghiên cứu sinh, tính tỉ lệ trên dân số là 1,2 nghiên cứu sinh/vạn dân, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực.

So với tổng quy mô đào tạo tất cả các trình độ của giáo dục đại học, quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ chiếm xấp xỉ 0,6%, thấp hơn rất nhiều so mức trung bình 4% của các nước OECD. Đặc biệt đáng lo ngại là tỉ trọng quy mô đào tạo tiến sĩ khối ngành STEM còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt xấp xỉ 0,3% và có xu hướng giảm mạnh trong một vài năm gần đây chắc chắn sẽ gây ra một sự thiếu hụt lớn về đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao.

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã khảo sát thực tế công tác đào tạo tiến sỹ tại một loạt trường Đại học, các viện, học viện ở các tỉnh, thành phố. Qua thực tế cho thấy, công tác này hiện đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, tác động trực tiếp đến chất lượng, số lượng đào tạo tiến sỹ ở nước ta hiện nay.

Một trong những vấn đề nổi lên là có rất ít chương trình hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh, nhưng đòi hỏi về thời gian, công sức ở bậc học này lại vô cùng nặng nề. Phần lớn nghiên cứu sinh là người đã có công việc ổn định, nên được cho là có khả năng tài chính tốt hơn. Tuy nhiên thực tế, điều này còn gia tăng áp lực với nghiên cứu sinh nhiều hơn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phan Hằng