• 1003 lượt xem
  • 03:39 10/02/2022
  • Kinh tế

Khôi phục và tăng cường liên kết chuỗi cung ứng logistics về nông sản

Logistics được ví như là những “mạch máu”của nền kinh tế, những năm gần đây tăng trưởng bình quân 10-15%, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam duy trì mức tăng trưởng hai con số, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản.

Năm 2022 tập trung khôi phục và tăng cường chuỗi cung ứng logistics cho hàng nông sản là định hướng được các doanh nghiệp, logistics hướng đến để tận dụng tối đa những lợi thế và cơ hội phục hồi kinh tế sau đại dịch. 

Đây là hệ thống kho lạnh của công ty Cổ phần dịch vụ cảng Hải phòng với quy mô Kho lạnh 10,000 m2 gồm 12 kho với công suất chứa hang mỗi kho khoảng 50 containers. Đây là hệ thống kho ngoại quan có quy mô lớn nhất hiện nay phục vụ bảo quản đa dạng chủng loại hàng hóa, đặc biệt hàng nông sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu.  Ông Lương Duy Hoàng, Trưởng phòng khai thác dịch vụ logistics Công ty Cảng Hải phòng cho biết năm 2022 , công ty sẽ tập trung xây dựng và khôi phục chuỗi cung ứng hệ thống kho lạnh bảo quản  nông sản, tạo điều kiện để nông sản Việt Nam được xuất đi theo đường chính ngạch. 

Ông LƯƠNG DUY HOÀNG , Trưởng phòng khai thác dịch vụ logistics công ty Cảng Hải Phòng: “Theo tôi thấy cần phải thay đổi là hàng nông sản thì trước đây chưa được chú trọng nhiều và các kho lạnh hiện nay đang là kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ -20,-25 và không phù hợp bảo quản nông sản, những kho bảo quản nông sản hiện nay chưa nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu nông sản chính ngạch, chúng tôi đã có phương án chuyển đổi và đi đầu trong những phương án kinh doanh kho lạnh hiện nay tại Hải Phòng.” 

Dù chịu tác động to lớn, chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2021 của nước ta vẫn là điểm sang, xác lập kỷ lục mới với tổng giá trị hơn 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu trên 4 tỷ USD nhờ xuất khẩu nông - lâm - thủy sản. 

Ông TRẦN QUỐC KHÁNH, Thứ trưởng Bộ Công thương:Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistic hiện chưa thể sánh vai được với các doanh nghiệp nước ngoài ngay cả trên lãnh thổ Việt Nam do sự phát triển ngành logistic Việt Nam còn tương đối ngắn. Tuy nhiên, với những bước tiến trong thời gian gần đây của các doanh nghiệp logistic Việt Nam, với các chính sách đúng đắn trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh logistic, tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực dịch vụ logistic, áp dụng công nghệ mới trong quản lý chuỗi cung ứng, tôi cũng rất hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam từng bước chiếm lĩnh lại thị phần trên chính đất nước mình."

Để vận hành hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn, việc áp dụng công nghệ và đào tạo nhân lực là vấn đề then chốt được doanh nghiệp hướng đến trong năm 2022, trong đó sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kho theo chuỗi sẽ đảm bảo chính xác và khoa học

LƯƠNG DUY HOÀNG, Trưởng phòng khai thác dịch vụ logistics công ty Cảng Hải Phòng:Hiện nay chúng tôi áp dụng một số phần mềm thiết bị scan mã vạch, quản lý kho lạnh, toàn bộ hệ thống hoạt dộng cho chuỗi lô hàng từ A- Z, chúng tôi đã đưa vào hoạt động."

Ông LÊ QUANG TRUNG, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam:Việt Nam cần có trung tâm thông tin để các công ty logistics có thể kết nối thông tin để giao thương".

Hiện cả nước có 48 dịch vụ kho lạnh để bảo quản nông sản với công suất khoảng 700.000 pallet và hàng nghìn kho lạnh loại nhỏ với tổng công suất 2 triệu tấn phục vụ nhu cầu xuất khẩu, nhưng vẫn còn ít so nhu cầu trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng có tiềm lực đầu tư kho lạnh bởi chi phí đầu tư lớn. Với việc, năm 2022, Trung Quốc sẽ thúc đẩy xuất nhập khẩu chính ngạch thì đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng nông sản là hết sức quan trọng.

Hải Yến