Không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” trong quản lý tài nguyên nước

Quản lý tài nguyên nước nhưng lại có đến 6 bộ ngành cùng tham gia nên tình trạng chồng chéo, “cha chung không ai khóc” đã xảy ra và hệ quả là ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng tại nhiều con sông lớn, an ninh nguồn nước cũng bị đe dọa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu trong phiên thảo luận tổ về Luật Tài nguyên nước( sửa đổi) chiều 5/6.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: quản lý nhà nước về nước nói chung và nước ngầm.

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn: quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch nông thôn.

Bộ Bộ Xây dựng: quản lý nước sạch đô thị.

Bộ Công thương: quản lý nước, các công trình thủy điện, hồ đập, thủy điện.

Bộ Giao thông vận tải thì lại là quản lý nhà nước về đường thủy nội địa và giao thông thủy.

Bộ Y tế: quản lý nước sạch sinh hoạt.

Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần làm rõ, phân định cụ thể chức năng quản lý nhà nước của mỗi Bộ, ngành để tránh chồng chéo dẫn tới giảm hiệu quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành, theo kiểu "cha chung không ai khóc".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, sửa luật lần này chính là bước tiến trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, do đó, cần phải làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, những bất cập cần phải sửa đổi, cần tránh kiểu thảo luận thì rầm rộ nhưng nói mãi nhưng chưa triển khai được. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu vài ví dụ về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các địa phương và nhấn mạnh, việc quản lý các lưu vực sông, cơ chế của ủy ban hay ban quản lý lưu vực cũng cần phải tính toán kỹ và nên giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!