Luật các tổ chức tín dụng: Nghiên cứu giải quyết xử lý nợ xấu trong điều kiện bình thường

Mặc dù xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả tích cực, nhưng thực tế vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng Luật các tổ chức tín dụng ra đời cần quy định để xử lý triệt để nợ xấu. Theo đó vấn đề mua, bán nợ xấu từ tổ chức mua, bán nợ xấu, thu giữ tài sản bảo đảm cần quy định hết sức cụ thể.

Hiện nay, quy định tại Nghị quyết số 42 chỉ áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD, VAMC mà chưa quy định được áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng của các TCTD với khách hàng vay. Việc không quy định thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp về hợp đồng tín dụng gây rất nhiều khó khăn, hạn chế cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu. Vì thế, thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật các tổ chức tín dụng lần này cần nghiên cứu giải quyết xử lý nợ xấu trong cả tình thế bình thường. Và Công ty mua bán xử lý nợ xấu như VAMC phải có vai trò như doanh nghiệp hoạt động theo thị trường.

Các ý kiến đều cho rằng, tại dự thảo Luật các tổ chức tín dụng khôn còn giới hạn thời điểm xác định nợ xấu tại Nghị quyết 42 nên cân được rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là các khoản nợ xấu được hạch toán trong bản cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng nhưng chưa đến mức độ khó thu hồi hoặc cần phải xử lý tài sản bảo đảm. Do đó cần tiếp tục rà soát, phân loại nợ xấu phù hợp.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Quang Sỹ