Năm 2021, 16 nghìn tỷ đầu tư công cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiếu số, miền núi không được giải ngân

Là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm mới chỉ đạt 16,36% thấp hơn mức 17,04% so với cùng kỳ năm 2021. Vấn đề này được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ sáng 25/5 đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021.

 Cho rằng, trong khi nguồn vốn đầu tư công được coi là động lực quan trọng cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế thì giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tiếp tục trì trệ. Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp của tình trạng này.

Ông TRƯƠNG XUÂN CỪ - Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội: “Các dự án trọng điểm trong trung hạn, dài hạn như thế nào để có hiệu quả. Tiếp tục đưa hệ thống chính trị vào vấn đề giám sát, phản biện trong các dự án đầu tư công”

Ông PHẠM HÙNG THẮNG - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam: "Giải ngân vốn đầu tư công đang là điểm nghẽn, nhiều năm đã được Quốc hội đề cập và yêu cầu Chính phủ khắc phục. Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là khá lớn, nhu cầu phục hồi là cấp bách xong việc giải ngân vốn những tháng đầu năm 2022 thấp hơn 2021… Đây là vấn đề mà cử tri và doanh nghiệp quan tâm”.

Các đại biểu Quốc hội cũng nhận định: Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chậm, cần khẩn trương hoàn thiện danh mục dự án của các nguồn vốn đầu tư chưa được phân bổ trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội TRẦN THANH MẪN: Thực hiện Nghị quyết 88 về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 2021, 16 ngàn tỷ không giải ngân được. Chủ tịch Quốc hội vừa ký Nghị quyết 47 nghìn tý, giải ngân trong năm 2022-2023, việc triển khai sắp tới của bộ, ngành, địa phương sẽ như thế nào?"

Mặc dù nghị quyết 43 năm 2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội ban hành rất kịp thời, tuy nhiên, đến thời điểm này việc thực hiện vẫn có độ trễ lớn, nguồn vốn vẫn chưa được phân bổ.

Ông NGUYỄN PHÚ CƯỜNG - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: “Phân bổ giao dự toán kéo dài: nghị quyết 43 của QH chưa phân bổ vốn. Gói phục hồi kinh tế gcho đầu tư công nhưng độ chễ lớn, bồi thường GPMB để khởi động cho dự án phải mât hàng năm, nhiều dự án có sân bay long thành nhưng do quy định pháp luật không thể nào đưa ngay để giải tỏa được”

Tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin: Chậm giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, có việc chậm giải ngân và phân bổ vốn 13 chương trình mục tiêu Quốc gia đã được Chính phủ nhận diện và xác định sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được giải quyết trong những tháng cuối năm 2022.

NGUYỄN CHÍ DŨNG - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Từ đầu năm đến nay Chính phủ đã thành lập các đoàn công tác, tổ chức nhiều hội nghị hội thảo và Bộ tài chính, Bộ KHĐT đôn đốc trong việc giải ngân vốn, trên tinh thần cao nhất là tháo gỡ khó khăn của chương trình phục hồi kinh tế, các chương trình mục tiêu Quốc gia."

Các đại biểu Quốc hôi cũng đề nghị Chính phủ làm rõ khả năng hấp thụ nguồn vốn, việc hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng cốt lõi, hệ thống định mức và đơn giá xây dựng làm chậm giải ngân đầu tư công và ảnh hưởng đến chi phí đầu tư công.
 

Trương Tùng