Nghị trình hôm nay 14/06: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động với 454 đại biểu tán thành

Tiếp tục kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, đầu giờ sáng nay 14/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động...

Để cùng bàn luận về những nội dung chính cũng như ý nghĩa của Luật Cảnh sát cơ động đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chúng tôi mời tới trường quay ông LÊ VIỆT TRƯỜNG, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII.

Đầu giờ sáng nay, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động. Với 454 đại biểu Quốc hội tán thành (bằng 91,16% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Luật quy định vị trí của CSCĐ là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang”  bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động trong dự thảo Luật. Đây chính là đặc thù và sự khác biệt của CSCĐ so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

Về nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động,  luật quy định 9 nhiệm vụ của CSCĐ, trong đó, “sử dụng biện pháp vũ trang  là chủ yếu  để  chống hành vi bạo loạn, khủng bố”. CSCĐ sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; diải tán các vụ tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự…  

Về quyền hạn của CSCĐ, luật quy định CSCĐ được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự  để làm nhiệm vụ trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, CSCĐ có quyền:

Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Huy động người, phương tiện, thiết bị  dân sự  của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế  của  công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ  ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật này để chống khủng bố, giải cứu con tin.  

CSCĐ là lực lượng vũ trang chiến đấu tập trung, sử dụng biện pháp vũ trang để chống hành vi bạo loạn, khủng bố, biểu tình trái pháp luật, tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự. Chính vì vậy, đây được ví như “quả đấm thép” của ngành công an trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trao đổi!

Chúng tôi xin được kết nối vệ tinh trực tiếp với phóng viên HOÀNG HƯƠNG đang có mặt bên lề hành lang Quốc hội.

Việc Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động với số phiếu cao đầu giờ sáng nay cho thấy, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc tạo hành lang pháp lý cho lực lượng CSCĐ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chúng tôi sẽ phỏng vấn trực tiếp đại biểu TRỊNH XUÂN AN - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Rõ ràng với những quy định mới trong Luật Cảnh sát cơ động nêu trên, các đại biểu Quốc hội, những người vừa bấm nút thông qua luật cũng đang rất trông chờ, luật sẽ sớm đi vào cuộc sống để lực lượng CSCĐ sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chúng tôi cũng đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội về những quy định của Luật Cảnh sát cơ động.

Bà PHẠM THỊ THANH MAI, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội: "Chúng tôi đánh giá rất cao dự thảo đã đưa vào nội dung rất quan trọng là cho phép lực lượng CSCĐ được vào trụ sở các đơn vị, tổ chức, cá nhân, kể cả các tòa nhà daonh nghiệp, cơ quan, trụ sở nhằm mục đích cao nhất là cứu được người, giải thoát con tin. Cũng như các đại biểu đã thảo luận ở tổ và ở đoàn thì nội dung này nhận được rất nhiều sự đồng thuận và đánh giá cao. Chúng tôi đánh giá tích cực những biện pháp, giải pháp trong Luật Cảnh sát cơ động lần này, trong đó điểm đổi mới này sẽ hiệu quả hơn, nhất là trong bối cảnh tình hình mới.

Bà NGUYỄN THỊ VIỆT NGA, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: "Trong điều luật có quy định lực lượng CSCĐ được trang bị vũ khí, tàu, thuyền, tàu bay để thi hành nhiệm vụ. Tôi thấy đó là quy định rất quan trọng để tạo hành lang pháp lý, trang bị được cho CSCĐ chúng ta những phương tiện, vũ khí hiện đại và tối tân để chúng ta có thể sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp nhất.

Ông HOÀNG ANH CÔNG, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên: “Hiện nay, các thiết bị bay không người lái phát triển rất nhiều, mà thiết bị bay không người lái này có thể gây tổn hại rất ghê gớm, trong trường hợp không kịp thời ngăn chặn, họ có thể sử dụng những thiết bị này để đánh bom, làm những việc vi phạm an ninh trật tự. Quy định cho CSCĐ được áp dụng các biện pháp để ngăn các thiết bị bay không người lái trong quá trình bảo vệ các mục tiêu là việc rất quan trọng để ngăn chặn các việc xâm phạm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như ảnh hưởng đến tính an toàn các mục tiêu mà CSCĐ đang được giao nhiệm vụ bảo vệ”.

Ông QUẢN MINH CƯỜNG, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Trước đây đã có Pháp lệnh Cảnh sát cơ động rồi, nhưng việc nâng từ Pháp lệnh CSCĐ lên thành luật là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã chỉ rõ xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, hiện đại trong đó tập trung xây dựng lực lượng CSCĐ tiến lên chính quy hiện đại trước tiên, trước hết. Từ việc bức xúc đòi hỏi phải xây dựng Luật CSCĐ thì mới đáp ứng nhiệm vụ giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.

Thưa quý vị và các bạn, với những phân tích nêu trên, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng, Quốc hội ban hành Luật CSCĐ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. 

Chúng ta cùng hy vọng, những quy định mới trong Luật Cảnh sát cơ động sẽ tiếp tục được tuyên truyền và đi vào cuộc sống để công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của lực lượng này sẽ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Một lần nữa xin cảm ơn ông LÊ VIỆT TRƯỜNG đã tham gia chương trình! 

Truyền hình Quốc hội Việt Nam