Nghịch lý sách giáo khoa: Càng xã hội hóa, giá càng tăng

Sáng 1/11, phát biểu tranh luận tại phiên họp của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay, không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Tại mục 3, Điều 2 Nghị quyết 88 nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, đại biểu đặt vấn đề, 6 năm đó tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này? Trong khi đó, lại đẩy toàn bộ việc biên soạn sách giáo khoa bằng hình thức xã hội hoá, từ đó dẫn tới việc thả nổi sách giáo khoa, giá tăng và không kiểm soát được.

Theo đại biểu, Đảng kêu gọi xã hội hóa chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. Đại biểu cho rằng không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hoá đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đại biểu nhấn mạnh đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng sách giáo khoa tiếp tục không tăng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

 

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số