Nguồn nhân lực chất lượng cao: Chìa khoá vượt "bẫy" thu nhập trung bình

"Nếu chỉ có 27,5% trình độ lao động đc qua đào tạo qua 3 tháng thì chúng ra sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình". Đó là ý kiến của ông Phùng Quốc Hiể n , Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận thực tiễn về chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội.

Theo một số đại biểu giải pháp phải đưa lên hàng đầu, quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu chính là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với một nền kinh tế tri thức.

Ông PHÙNG QUỐC HIỂN, Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội: "Cần chú ý đến giáo dục, đào tạo khoa học, tạo ra nguồn tài nguyên vô giá cho nền kinh tế tri thức, nếu chỉ có 27,5% trình độ lao động đc qua đào tạo qua 3 tháng thì chúng ra sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.”

TS. NGUYỄN VIẾT LONG, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương: "Trong thời gian này, Bình Dương sẽ đẩy mạnh hơn nữa đề án thành phố thông minh, quy hoạch tỉnh theo hướng đã giúp cho Bình Dương thành công trong 5 năm qua, trong đó đặc biệt chú trọng hơn đổi mới sáng tạo phát triển mô hình 3 nhà, liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường viên nghiên cứu vì Bình Dương hướng tới kinh tế tri thức vì vậy 3 nhà này rất quan trọng.”

Dẫn chứng đất nước Nhận Bản khi thực hiện tiến hành công nghiệp hoá đã gửi rất nhiều sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập rồi quay trở lại xây dựng đất nước. Theo một số đại biểu Nhà nước cần có chiến lược cụ thể để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

GS.TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG, Hiệu Trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân: "Các doanh nghiệp cũng phải đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực kết hợp với các trường đại học rồi là kết hợp giữa doanh nghiệp - chính phủ - trường đại học để xây dựng nguồn nhân lực nếu như chúng ta có 1 hệ sinh thái phù hợp trong đó trường đại học đóng vai trò tiên phong, Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ bà đỡ và doanh nghiệp đóng vai trò vừa là người sử dụng người tham gia tích cực vào quá trình đào tại thì chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu này.”

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một tất yếu khách quan. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Diệu Huyền