Nhìn lại 30 năm phát triển của Việt Nam: Ứng phó với những thách thức mới

Sáng 22/2, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm đối thoại chính sách: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”. Sự kiện do Trường đại học kinh tế Quốc dân tổ chức. Dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Sau 30 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa mới với thu nhập trung bình thấp. Để đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành "Quốc gia phát triển có thu nhập cao" vào năm 2045, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong 22 năm tới. Tuy nhiên với Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên.

Suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và tự động hóa đang gia tăng. Đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển. Do vậy theo các đại biểu giai đoạn tới cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất lao động. Chú trọng thúc đẩy các chính sách khởi nghiệp. Khuyến khích liên kết theo chiều dọc giữa FDI và doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuối giá trị toàn cầu...cùng với đó tiếp tục thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tận dụng khơi thông tốt nguồn lực từ kinh tế tư nhân

Diệu Huyền -

Thế Anh