Pháp luật về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam vẫn còn khoảng trống, chưa quy định về đánh giá rủi ro

Sáng 1/11, trong phiên thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), phát biểu tại hội trường, đại biểu K’Nhiễu (đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, phòng, chống rửa tiền là yêu cầu cấp bách và cũng là thách thức đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đóng góp hoàn thiện dự án luật, đại biểu đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro quốc gia, rủi ro ngành, đồng thời đề nghị rà soát nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đại biểu nhấn mạnh, khi sửa đổi các quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, cần đánh giá tới mức độ thực tiễn về tính khả thi, tức là từ các nguồn lực để tổ chức thực hiện, lộ trình thực hiện… của các quy định được sửa đổi, bảo đảm các đối tượng báo cáo, các cơ quan quản lý nhà nước đều có thể hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Mai Phương