Phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em: Trách nhiệm từ chính gia đình

Trẻ em là đối tượng yếu thế cần được bảo vệ đặc biệt trong xã hội. Tuy nhiên, đôi khi nguy cơ xâm hại, bị tổn thương của trẻ lại đến từ chính gia đình, nơi thường được coi là mái ấm, là chỗ dựa của trẻ. Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng bị phát hiện, bị pháp luật xử lý và dư luận lên án mạnh mẽ. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều vụ việc xảy ra âm ỉ, không bị tố giác, không bị phát hiện, ngày ngày hằn những tổn thương lên trẻ nhỏ.

Bố thích tụ tập uống rượu với bạn bè, khi say lại đánh vợ, nạt con, khiến 2 em nhỏ này không ít lần chịu tổn thương. Cộng tác viên xã hội tại địa phương phải đến can thiệp, hướng dẫn các em cách tạm lánh khi cha say rượu, đồng thời tuyên truyền, vận động người cha chăm lo cho con. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn còn suy nghĩ mình có “toàn quyền” với người con, chỉ cần cung cấp điều kiện vật chất đã là hoàn thành nghĩa vụ.

Bạo lực trẻ tại gia đình dạng bạo lực khó bị phát hiện nhất, bởi nhiều người vẫn giữ quan niệm chuyện nhà là chuyện riêng, hay dạy con thì phải có roi vọt. Chính quan niệm sai lầm này đã dẫn đến nhiều vụ bạo lực, xâm hại trẻ em để lại hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 đã được ban hành. Sau 3 năm, nhiều giải pháp, mô hình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đã được triển khai có hiệu quả.

Tại hội nghị đánh giá về công tác thực hiện Kế hoạch trên, các cơ quan chức năng cho biết nhiều dịch vụ hỗ trợ trẻ em đã được triển khai, tuy nhiên đang bị “loãng”, cần xây dựng mạng lưới tốt hơn. Việc, Quốc hội thông qua Luật Bạo lực gia đình sửa đổi đã giúp việc xác định bạo lực và chế tài xử lý rõ ràng hơn.
Ông ĐẶNG HOA NAM

Dù đạt được 1 số kết quả tích cực, song tình hình xâm hại trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa phòng ngừa, kiểm soát và kéo giảm so với mục tiêu đặt ra. Từ năm 2020 đến hết tháng 9 năm 2023 cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em. 

Phan Hằng -

Đỗ Minh -

Đức Minh